Mục đích là để bảo vệ nguồn lợi thủy sản có giá trị nhất bị đánh bắt trong khu vực vượt quá thẩm quyền quốc gia, xem xét sản lượng khai thác các loài cá ngừ quan trọng nhất có giá trị tới hơn 10 tỷ USD mỗi năm.
Tiền tài trợ để thực hiện dự án này sẽ lấy từ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), một tổ chức quốc tế của 183 quốc gia nhằm mục đích giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu và hỗ trợ phát triển bền vững.
GEF đã cam kết hỗ trợ 50 triệu USD cho chương trình, ngoài ra còn có 270 triệu USD từ các nguồn tài trợ khác. Cho đến nay, ngoài 30 triệu USD của GEF thì đã có hơn 150 triệu USD từ các nguồn khác tài trợ cho dự án, đây là một phần sáng kiến của nhiều bên có liên quan tới việc đảm bảo các nguồn lợi được khai thác một cách bền vững.
Các đối tác liên quan tới các nhóm phát triển bền vững về lâu dài như Quỹ Bảo vệ thiên nhiên (WWF) của Mỹ và Hội đồng quản lý biển (MSC) tới những tổ chức mới gia nhập như Tổ chức Sáng kiến Thủy sản Bền vững toàn cầu (GSSI).
Một số mục tiêu cụ thể gồm có cải thiện hoạt động quản lý tại các vùng biển ngoài khơi. Điều này có nghĩa là bảo tồn các đa dạng sinh học của hệ sinh thái và các loài, giảm sản lượng khai thác bất hợp pháp các loài cá có giá trị cao. Mục tiêu khác là thay đổi tâm lý khai thác tại các vùng biển ngoài khơi.