FSIS và FDA ký bản ghi nhớ về chuyển giao thanh tra cá da trơn

Ngày 30/4/2014, Cục Thanh tra An toàn vệ sinh thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã ký bản ghi nhớ số 225-14-0009 với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thuộc Bộ Y tế Mỹ nhằm tăng cường sự hợp tác về an toàn thực phẩm và phòng chống gian lận, đồng thời nâng cao hết mức hiệu quả về sử dụng nhân lực và nguồn lực trong xem xét và thanh tra các loài cá và sản phẩm từ cá thuộc bộ Siluriformes. Hoạt động này được thực hiện theo yêu cầu của Luật Nông nghiệp 2014.

catfish

Bản ghi nhớ yêu cầu FSIS và FDA sắp xếp hợp tác nhằm hỗ trợ cho nỗ lực của các bên trong chuyển giao trách nhiệm quản lý giám sát các sản phẩm cá và đạt được các mục tiêu nêu trong Luật Nông nghiệp 2014. Bản ghi nhớ cũng phát triển các thỏa thuận khác của hai cơ quan. Các mục tiêu của bản ghi nhớ gồm:

1- Nâng cao sự hợp tác giữa hai cơ quan trong bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống gian lận, xây dựng các thỏa thuận khác;

2- Tăng cường tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực và nguồn nhân lực còn hạn chế bằng việc đảm bảo rằng công tác thanh tra do FSIS thực hiện đáp ứng được những yêu cầu của Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm; không có sự trùng lặp trong công tác thanh tra các lô hàng cập cảng và các cơ sở chế biến cá thuộc bộ Siluriformes của các cơ quan trên; bất cứ thông tin nào về quá trình xem xét, kiểm định và thanh tra đã thực hiện đều được đưa vào xem xét để xác định mối nguy, bao gồm cả việc thiết lập các quyền ưu tiên thanh tra.

Trong bản ghi nhớ, FSIS và FDA nhất trí lên kế hoạch chuyển giao theo từng hợp phần trách nhiệm chính quản lý giám sát các sản phẩm cá thuộc bộ Siluriformes sản xuất trong nước và NK từ FDA sang cho FSIS, như đã nêu trong quy định cuối cùng.

Hai cơ quan cũng sẽ theo sát các điều khoản trong bản ghi nhớ trong giai đoạn chuyển giao và sau khi chuyển giao; phối hợp ban hành các quy định và hướng dẫn cũng như áp dụng quy định cụ thể đối với các sản phẩm cá thuộc bộ Siluriformes; trao đổi thông tin liên quan đến công tác quản lý giám sát các sản phẩm cá thuộc bộ Siluriformes như đã nêu trong bản ghi nhớ số 225-12-0007; tận dụng năng lực thanh tra của cơ quan còn lại để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực đối với các sản phẩm cá thuộc bộ Siluriformes khi thích hợp và khi các nguồn lực này cho phép.

Về trách nhiệm riêng, FSIS sẽ thực hiện công tác quản lý giám sát chính đối với các sản phẩm cá thuộc bộ Siluriformes; thông báo cho FDA trong trường hợp xuất hiện vi phạm liên quan tới các sản phẩm cá không thuộc bộ Siluriformes. FDA sẽ không thanh tra các sản phẩm cá thuộc bộ Siluriformes tại Mỹ và các cơ sở nước ngoài tham gia nuôi, giết mổ hoặc chế biến các sản phẩm cá thuộc loài này trừ khi có yêu cầu của FSIS; không lấy mẫu và phân tích các sản phẩm cá thuộc bộ Siluriformes thuộc quyền thanh tra của USDA hoặc mang dấu hiệu NK chính thức của USDA, trừ khi có yêu cầu của FSIS; tiếp tục quản lý giám sát các sản phẩm cá và thủy sản khác; thông báo cho FSIS khi phát hiện vi phạm liên quan đến các sản phẩm cá thuộc bộ Siluriformes.

Bản ghi nhớ này có hiệu lực kể từ ngày ký và sẽ tiếp tục có hiệu lực cho tới khi có sự sửa đổi hoặc chấm dứt thỏa thuận với sự nhất trí của cả hai cơ quan.

Xem nội dung Bản ghi nhớ bản tiếng Anh tại đây

www.fda.gov/Vasep
Đăng ngày 02/06/2014
Ngọc Hà
Thế giới

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 10:14 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 10:14 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 10:14 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:14 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 10:14 27/04/2024