Fulvic Acid – phụ gia thức ăn tiềm năng cho tôm thẻ

Báo cáo này cho thấy Fulvic acid hứa hẹn là phụ gia thức ăn tiềm năng trong nuôi tôm thẻ chân trắng để cải thiện tăng trưởng, chuyển đổi thức ăn và chống stress cho tôm.

Fulvic Acid – phụ gia thức ăn tiềm năng cho tôm thẻ
Ảnh: pbs.twimg.com

Phụ gia thức ăn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi trên toàn thế giới để cải thiện nền kinh tế và phúc lợi của vật nuôi bằng cách tăng tốc độ tăng trưởng, giảm tỉ lệ chuyển đổi thức ăn đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi. Với nguồn cung dồi dào ở ngoài tự nhiên, giúp cho các hợp chất axít hữu cơ trở nên dễ dàng sử dụng hơn. Trong đó, acid humic, acid fulvic là hai loại axít được dùng làm phụ gia thức ăn phổ biến nhất.

Trong môi trường sông suối tự nhiên, tất cả chất hữu cơ đều sẽ được vi khuẩn phân huỷ thành các hợp chất đơn giản hơn dần theo thời gian: lá khô, cành cây,.. Tuy nhiên ngay cả khi phân huỷ hết, vẫn có một số chất được giữ lại, đó là Humic acid, Ulmic acid và Fulvic acid. Humic acid (HA) hay còn gọi là axít humic, là một nhóm các hợp chất do sự phân hủy các chất hữu cơ, đặc biệt là thực vật. Nó ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm, do đó làm giảm nồng độ độc tố mycotoxin trong thức ăn. Giúp quản lý căng thẳng, hệ thống miễn dịch, hoạt động chống viêm, đặc tính chống vi-rút cũng như phòng ngừa các bệnh đường ruột, chủ yếu là tiêu chảy ở người và động vật.

Việc sử dụng HA và các sản phẩm liên quan trong thức ăn giúp cải thiện sức khỏe đường ruột để sử dụng chất dinh dưỡng tốt hơn cũng như cải thiện tình trạng sức khỏe bằng cách chống lại mầm bệnh thông qua sự phát triển của khả năng miễn dịch. Hầu hết axít humic cũng chứa một số axít fulvic (Fulvic acid). Fulvic acid, một hợp chất con của Humic acid, có cấu trúc rất đặt biệt là có thể liên kết với các chất khoáng vi lượng trong nước ( sắt, nhôm, Crôm, Mangan... ). 

Fulvic acid là một axít hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên được tạo ra trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ như lá khô, cành cây... fulvic acid gồm các hợp chất tự nhiên và các thành phần của chất mùn (là một phần của chất hữu cơ trong đất).

Những nghiên cứu trước đây cho thấy fulvic acid giúp cải thiện hiệu quả tăng trưởng và tình trạng sức khoẻ đường ruột của cá chạch. Fulvic acid có tiềm năng sử dụng như một chất kích thích miễn dịch trong nuôi trồng thủy sản.

nuôi tôm, tăng trưởng trên tôm, phụ gia thức ăn, nguyên liệu thức ăn

Tác dụng của fulvic acid trên tôm thẻ

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tác dụng của fulvic acid (khi được bổ sung với liều lượng 0; 0,3; 0,6; 0,9 và 1,2%) vào thức ăn của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (trọng lượng trung bình 2,5 g) được nuôi trong điều kiện thí nghiệm

Thí nghiệm: Tôm được thả với mật độ 625 con/m3 trong 60 ngày ở lồng lưới chìm trong bể tuần hoàn. Vào cuối thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm và các chỉ số chống oxy hóa của nhóm tôm cho ăn chế độ ăn có bổ sung Fulvic acid được ghi lại.

Kết quả:

Các nhóm tôm được bổ sung 0,6; 0,9 và 1,2% Fulvic acid có tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống cao hơn so với nhóm đối chứng. Bên cạnh đó tỷ lệ chuyển đổi thức ăn của các nhóm này cũng thấp hơn đáng kể so với những con được cho ăn chế độ ăn thông thường không bổ sung. 

Nhu cầu Fulvic acid trong chế độ ăn tối ưu cho tôm con dựa trên mức tăng trọng là 0,897%. Hơn nữa, các chỉ số chống oxy hóa như hoạt tính superoxide disutase và peroxidase tăng đáng kể, điều này cho thấy Fulvic acid giúp giảm căng thẳng cho tôm nuôi. Hàm lượng glutathione trong máu của tôm được cho ăn 0,6; 0,9 và 1,2% Fulvic acid chứng tỏ Fulvic acid giúp cải thiện tăng trưởng của tôm nuôi. 

Các chỉ số khác được ghi lại cũng cho thấy việc bổ sung Fulvic acid vào thức ăn tôm thẻ cũng góp phần cải thiện tỷ lệ sống, tăng trưởng, sử dụng thức ăn, khả năng chống oxy hóa và khả năng chống stress của tôm thẻ chân trắng L. vannamei nuôi trong điều kiện thí nghiệm.

Gao, Y., Zhu, J., Bao, H. và cộng sự. Aquacult Int (2018) 26: 1519. https://doi.org/10.1007/s10499-018-0302-y

Đăng ngày 18/04/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 12:08 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 12:08 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 12:08 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 12:08 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:08 22/01/2025
Some text some message..