Gần 2 tấn cá mòi chết dạt vào bờ biển Đà Nẵng

Khoảng 2 km bờ biển đường Nguyễn Tất Thành có hiện tượng cá mòi chết, nhà chức trách đã thu gom và xử lý ngay trong ngày.

Gần 2 tấn cá mòi chết dạt vào bờ biển Đà Nẵng
Cá chết dạt vào 2 km bờ biển Đà Nẵng chiều 10/11. Ảnh: Đ.X.

Khoảng 14h ngày 10/11, nhiều người dân phát hiện cá mòi chết dạt vào bờ biển Nguyễn Tất Thành, đoạn từ cửa xả kênh Phú Lộc lên đến bãi tắm Xuân Thiều (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).

Sở Tài nguyên Môi trường cử nhân viên đi kiểm tra, rà soát các nguồn xả thải xung quanh, đồng thời giao Công ty Cổ phần môi trường đô thị thu gom cá trên bờ biển, vận chuyển đi chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn.

Tối cùng ngày, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên, cho biết không phát hiện xả thải, gây ô nhiễm. Số cá chết chỉ là loài mòi vốn sống ngoài biển, không phải sống ở kênh Phú Lộc.

"Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải thu gom được gần một xuồng 4 m3 cá chết, còn Công ty Môi trường đô thị quét dọn trên bờ được gần 250 kg. Tổng khối lượng ước tính hai tấn cá", ông Hùng nói.

Ảnh: dantri

Theo ông Hùng, các ngư dân cho cơ quan chức năng biết đêm qua do trúng luồng cá mòi lớn, một số tàu đã đánh mìn, vớt không hết nên cá chết mới dạt vào bờ biển với số lượng lớn.

Ngày 11/11, Sở TN&MT thành phố Đà Nẵng cho biết, trong sáng cùng ngày, tại khu vực bãi biển đoạn từ cửa sông Phú Lộc đến khu du lịch Xuân Thiều (quận Liên Chiểu) không còn xuất hiện tình trạng cá chết trôi dạt vào bờ.

Cũng theo Sở TN&MT kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước biển ven bờ ngày 10/11 cho thấy, các thông số pH, oxy hoà tan (DO), Amoni (NH4), Phosphat, Cyanua... đều nằm trong giới hạn cho phép.

Sở TN&MT cũng đã thực hiện rà soát, đo đạc và phân tích một số thông số cơ bản các nguồn xả thải trên tuyến biển Liên Chiểu (các cửa xả ven biển, cửa sông Phú Lộc), qua đó khẳng định không có hiện tượng nước xả thải ra biển gây ô nhiễm vùng biển nêu trên.

VnExpress/ Thanh Niên
Đăng ngày 12/11/2018
TH
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 10:50 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 10:50 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:50 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:50 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 10:50 14/11/2024
Some text some message..