Gặp người hai lần được phong “Vua”

Ông Lê Văn Kháng, bạn bè, những người quen biết thường gọi với tên thân thương: anh, chú, ông Hai Kháng. Sau khi ông thành công trong việc chuyển đổi ngành nghề từ khai thác, đánh bắt hải sản sang chế biến “Surimi” - một loại chả cá của Việt Nam nhưng lại thích hợp khẩu vị ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, các nước EU thì giới thương nhân trong làng xuất nhập khẩu nghề cá gọi anh với cái tên hết sức thân thương: “Vua Surimi”. Mới đây, anh lại được nhiều người dân ở Cần Thơ - Hậu Giang phong thêm một lần “Vua” nữa là “Vua cá thát lát”. Buổi chiều cuối năm, anh về thăm quê nhà ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, tôi có dịp ngồi cùng anh hàn huyên, trò chuyện về chuyện làm ăn để được phong “Vua” đến hai lần.

doanh nhân thủy sản
Ông Hai Kháng (bìa phải) - người hai lần được phong “Vua” và anh Lý Bon - chủ trang trại nuôi cá thát lát.

Thành quả của Hai Kháng đã đem lại cuộc sống no ấm cho hơn 600 công nhân và nay, mang lại cuộc sống sung túc cho hàng trăm người ở miền quê nghèo Thạnh Hòa. Tưởng thưởng cho những cống hiến của Hai Kháng trong hơn 23 năm qua, đầu năm 2013, Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động” cho ông Lê Văn Kháng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Về Thạnh Hòa - một xã nghèo của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hơn 7 năm qua kể từ khi ông Lê Văn Kháng (Hai Kháng) đầu tư hơn 5 tỉ đồng mở trại nhân giống cá thát lát và chuyển giao công nghệ đã tạo bước ngoặt mới cho bà con xã Thạnh Hòa vươn lên thoát nghèo. Nay, ngoài trại giống của Coimex cung ứng trên 3 triệu con/năm, nhiều hộ ở xã Thạnh Hòa được chuyển giao quy trình nhân cá giống và nuôi cá thương phẩm tạo ra nguồn giống cá thát lát ổn định cho các trang trại nuôi cá ở Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau với số lượng hơn 4 triệu con. Hầu hết các hộ được “truyền nghề” đã không còn nghèo nữa, trở nên khá giàu. Nhiều gia đình nay đã cất nhà tường kiên cố, khang trang, mua sắm nội thất sang trọng, đắt tiền. Có người còn tính đến chuyện mua ô tô.

Hỏi bí quyết nhờ đâu mà bà con nhanh chóng trở nên giàu có, anh Nguyễn Văn Phụng - cơ sở nhân cá giống thát lát, anh Lý Bon, chủ trang trại bè cá trên sông Hậu và nhiều người dân khác ở Thạnh Hòa đều nức nở ca tụng và suy tôn ông Hai Kháng là “Vua cá thát lát”. Ông Hai Kháng là người đầu tiên thành công trong việc nhân giống cá thát lát. Như vậy là ông Hai Kháng hai lần được phong “Vua”. Lần thứ nhất, ông Hai Kháng được phong “Vua Surimi” năm 2000 khi Surimi của Coimex được thị trường nước ngoài tin dùng. Và lần này, ông Hai Kháng lại được phong “Vua cá thát lát”.

Tâm sự cùng ông Hai Kháng, ông nhắc lại một thời “dầm nước, ăn rau” của những ngày kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông được điều ra tiếp quản Côn Đảo - hòn đảo cách đất liền hơn 90 hải lý, được mệnh danh là địa ngục trần gian vì có đến hơn 20.000 cán bộ cách mạng đã anh dũng ngã xuống đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc. Ông tự nhủ với lòng mình phải sống xứng đáng với sự hy sinh của đồng chí, đồng đội và quyết tâm xây dựng Côn Đảo giàu mạnh. Hai Kháng được giao nhiệm vụ thành lập Công ty Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex) làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa giữa đảo và đất liền, vừa khai thác tiềm năng kinh tế biển, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển đảo của Tổ quốc. 

Buổi đầu đi vào hoạt động, chỉ với 6 chiếc tàu cũ, vài chục nhân viên và một ít vốn liếng, ông Hai Kháng đã phát triển dần đội tàu lên đến hơn 30 chiếc trên 500CV. Coimex là một trong những đơn vị đầu tiên của cả nước thực hiện khoán sản phẩm cho các tàu khai thác biển. Sau khi trừ các chi phí, số lãi được chia đôi, công ty và tàu cá mỗi bên một nửa. Tàu nào vượt chỉ tiêu được thưởng thêm 10% trên khoản tiền đã vượt. Với cách làm này, mặc dù lợi nhuận mà công ty thu về không cao nhưng sau một hải trình vất vả, thủy thủ có được khoản thu nhập ổn định, đủ trang trải cuộc sống gia đình nên gắn bó với công ty, coi tàu cá như tàu của nhà mình. Lúc đầu, cấp trên chưa thông, ông ra sức phân tích về hiệu quả nên dần dần đồng thuận với cách làm mới của công ty. Trong 6 năm trực thuộc Côn Đảo, Coimex đã nộp ngân sách trên 180 tỉ đồng, nhờ đó đã góp phần cho Côn Đảo xây dựng hạ tầng cơ sở khang trang như hôm nay.

Là Chủ tịch Hội nghề cá Bà Rịa - Vũng Tàu, trước thực trạng ngư dân đi biển đánh bắt cá quá cực khổ, hiểm nguy luôn rình rập nhưng sản phẩm đánh bắt có khoảng 70% là cá tạp, giá trị thấp, lại còn bị ép giá nên ông hết sức xót xa. Có những lần chứng kiến khi tàu về ồ ạt, số cá tạp lên vài chục tấn nên nhiều tàu phải mất vài ngày mới tiêu thụ hết. Sản phẩm không tiêu thụ được kịp thời, giảm chất lượng, có khi phải đem phơi khô hoặc làm phân bón. Ông Hai Kháng mãi luôn trăn trở tìm đầu ra cho sản phẩm của ngư dân. Một lần ra nước ngoài tìm hiểu công nghệ chế biến thủy hải sản hiện đại, ông Hai Kháng được đối tác giới thiệu sản phẩm surimi, đã phát hiện surimi được chế biến từ chả cá và nghĩ rằng đây là cơ hội để chế biến hết sản phẩm cá tạp cho ngư dân. Thế là ông bàn bạc nhập dây chuyền chế biến surimi. Hàng trăm tấn cá thải loại mỗi ngày của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bán rẻ như cho cũng không mấy ai mua, giờ đã có nhà máy thu mua chế biến với giá cao gấp 10 lần. Bước đột phá chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ khai thác chuyển sang chế biến từ những năm 1989-1990 đã mở ra bước ngoặt mới không chỉ cho Coimex mà cho cả ngư dân, đồng thời làm nên thương hiệu “Surimi made in Vietnam”. Ngay từ khi bắt tay vào sản xuất surimi, Coimex đã quan tâm thực hiện chương trình quản lý chất lượng ISO-HACCP, được cấp code EU-DL 286 năm 2005, rồi sử dụng giải pháp kỹ thuật “băng chuyền xoắn rửa nguyên liệu đầu vào và bán thành phẩm sau sơ chế” đạt tiêu chuẩn về chất lượng và vi sinh. Tuy nhiên, để tạo nên thương hiệu và được thị trường nước ngoài chấp nhận, có lúc Coimex tưởng chừng như không trụ nổi. Thế nhưng, nhờ giữ vững chất lượng, công suất chế biến đã tăng dần từ 6.000 tấn/năm lên 9.600 tấn/năm. Sản phẩm được xuất khẩu ổn định sang các thị trườngSingapore, Malaysia và mở rộng sang các nước EU, Nga, Mỹ,… Sản phẩm surimi của Coimex ngày càng được ưa chuộng trên thị trường nước ngoài, đặc biệt là chiếm 70% thị phần ở châu Âu nên Coimex đã sản xuất hết công suất. Coimex đã phải liên kết với Công ty Cổ phần thủy sản Kiên Giang và Công ty Cổ phần thủy sản Cửu Long (Trà Vinh) tạo nguồn sản phẩm đáp ứng yêu cầu của đơn đặt hàng của các đối tác. Coimex liên doanh với hai đối tác là Leechuann Food (Singapore) và Texchem Food (Malaysia) - bao tiêu toàn bộ sản phẩm mô phỏng của Coimex như càng cua, tôm viên chiên, bánh bao... Chính vì vậy mà Coimex đã trụ vững và phát triển bền vững trong thời bão giá. Nhiều năm qua từ năm 2008 đến nay, Coimex giữ vững kim ngạch xuất khẩu 40 triệu USD, trở thành doanh nghiệp dẫn đầu cả nước về giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Nga và EU. Năm 2013, tuy thị trường thế giới biến động nhưng Coimex vẫn đạt sản lượng trên 24.000 tấn, đạt trên 42 triệu USD. Cổ tức hàng năm trả cho cổ đông trung bình 20%, có năm lên đến 25%. Nay, lương bình quân của hơn 600 công nhân đạt bình quân ổn định khoảng 5 triệu đồng/người /tháng.

Không chỉ lo phát triển sản xuất, thị trường, chăm lo cho người lao động, từ hàng chục năm qua, hàng năm, Coimex dành khoảng 1 tỉ đồng cùng với Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh chăm lo an sinh xã hội, lo cho người nghèo.

Là người được phong “Vua” đến 2 lần, là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Coimex nhưng ông Hai Kháng rất dễ gần gũi bởi chất lính trong ông vẫn đậm nguyên như thuở nào. Ông sẵn lòng chỉ dẫn cặn kẽ bí quyết làm ăn, truyền đạt kinh nghiệm mà không giấu nghề. Hai Kháng tâm đắc: Kinh doanh nhớ chia sẻ lợi nhuận và giữ lấy chữ tâm, thì sẽ mãi bền vững.

Báo Hâu Giang, 01/02/2014
Đăng ngày 04/02/2014
Bài, ảnh: Khánh Linh
Kinh tế

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 21:28 14/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 21:28 14/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 21:28 14/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 21:28 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 21:28 14/11/2024
Some text some message..