GĐ Nguyễn Xuân Nam: Doanh nghiệp miền Trung khó trăm bề

Nhân chuyến công tác miền Trung, PV Thanh Phương của Thương mại Thủy sản đã có dịp trao đổi với anh Nguyễn Xuân Nam, GĐ Công ty TNHH Hải Vương (HAVUCO ), đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp Hội Cá ngừ Việt Nam và Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá ngừ Đại dương Khánh Hòa về hoạt động thủy sản tại khu vực này.

GD Xuan Nam
Nguyễn Xuân Nam, GĐ Công ty TNHH Hải Vương (HAVUCO

PV. Anh cho biết những nỗ lực gần đây của Khánh hòa vận động phát triển mô hình tàu mẹ - tàu con nhằm giảm chi phí cho ngư dân, đảm bảo chất lượng cho nguyên liệu chế biến?

GĐ Nguyễn Xuân Nam (GĐ NXN). Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam (VINATUNA) và Hiệp hội Cá ngừ Đại Dương Khánh Hòa (KHAOTA) đang rất tích cực tìm giải pháp hỗ trợ, giúp bà con ngư dân bám biển. Cách đây vài tháng, KHAOTA đã đề xuất Sở NN&PTNT chủ trì hình thành các đội khai thác theo mô hình tàu mẹ-tàu con. Hiệp hội và cơ quan chức năng đã tạo điều kiện tối đa về tổ chức và hậu cần trên biển để giúp các mô hình này hoạt động, cụ thể đã bố trí 1 tàu tàu vỏ sắt 600 tấn thu mua sản phẩm trên biển, có thể cấp đông âm sâu (50- 600) phẩm cấp sashimi, đồng thời thành lập 6 ngư đội tàu con câu cá ngừ ở Trường Sa.

Chuyến biển đầu tiên bán được giá cao, thời gian bám biển lâu hơn, sản lượng cao hơn, bà con rất hả hê. Thế nhưng phía DN lại chịu nhiều thiệt thòi, thậm chí lỗ. Đó là vì hai bên đã thỏa thuận mua sản phẩm trên biển với mức giá ‘chết’. Khi mua giá cao, nhưng khi đưa sản phẩm về bờ thì giá trên đất liền đã xuống thấp.

PV. Công ty mình có dự định bắt tay với ngư dân theo cách trên không, thưa anh?
 

GĐ NXN. HAVUCO cũng đang hỗ trợ Công ty CP Hải Vương - chủ sở hữu của chiếc tàu thu mua - trong hoạt động này. Cách đây không lâu, tôi đã ngồi bàn với anh Hải, GĐ Công ty CP Hải Vương về việc hai bên hợp tác cùng mua, cùng bán để chia sẻ rủi ro, rút kinh nghiệm từ chuyến đầu tiên để các chuyến sau hoạt động có hiệu quả hơn. Chúng tôi cũng nhận ra một thực tế, là thuyền trưởng và ngư dân mình có thói quen đi biển ngắn ngày. Quá 30 ngày là họ muốn về vì nhớ gia đình. Chúng tôi bàn nhau, nếu thuyền viên vẫn theo cách đó thì phải thành lập nhiều ngư đội hơn để đổi người, đổi tàu ra vô theo kiểu ca kíp. Ngoài ra, DN thu mua cũng sẽ phải khuyến khích ngư dân cùng góp vốn để họ có trách nhiệm hơn.

PV. Được biết, ngoài việc hợp tác với ngư dân để thu gom nguyên liệu, các DN thủy sản miền Trung cũng rất năng động tìm các nguồn từ nước ngoài?
 

GĐ NXN. Nếu chỉ dựa vào nguồn nguyên liệu ít ỏi trong nước, DN miền Trung khó lòng mà duy trì hoạt động. Bản thân công ty chúng tôi cũng phải NK 60% nguyên liệu. Việc tìm được nguồn nguyên liệu và cạnh tranh thu mua đã khó, nhưng hoàn tất các thủ tục NK và thủ tục XK còn khó hơn, bởi gần đây nhà nước mình thay đổi chính sách hải quan, siết chặt các hình thức nhập để chế biến tái xuất, gia công, chuyển khẩu và tạm nhập tái xuất.

PV. Anh có thể nói rõ hơn?
 

GĐ NXN. Hiện Nhà nước đang có chính sách ân hạn thuế 275 ngày cho DN nhập nguyên liệu để chế biến XK. Tuy thủ tục hoàn thuế hết sức chặt chẽ nhưng nhiều DN Trung Quốc vẫn lợi dụng chính sách này để nhập lậu qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Chẳng hạn với thủy sản, DN Trung Quốc thường nhập dưới dạng chuyển khẩu hay tạm nhập tái xuất qua cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, sau đó dùng xe tải, xe lạnh hoặc xe công ten nơ để đưa hàng sang cửa khẩu đường bộ vào Trung Quốc. Các nhà máy Trung Quốc nhập nguyên liệu đó vào nội địa và khai báo đó là nguyên liệu của tàu thuyền nước họ khai thác trên biển, vì vậy, khi XK họ được hoàn thuế GTGT 13% theo chính sách khuyến khích của Trung Quốc. Với 13% đó, họ thừa sức chi trả chi phí chuyển tải hay tạm nhập tái xuất qua Việt Nam. Họ có thể bán thấp hơn mình 5% mà vẫn có lãi 5%. Việc này khiến các DN Việt Nam không sao cạnh tranh nổi. Đó cũng là một phần lý do tại sao họ có thể tranh mua thủy sản tại chỗ của Việt Nam với giá cao hơn chính DN Việt Nam. 

tau-ca-tren-bien

Phát hiện ra kẽ hở trong chính sách XNK, khiến cho không chỉ thủy sản mà cả nhiều loại sản phẩm khác như ngà voi, động vật quý hiếm…cũng bị buôn lậu qua cửa khẩu Việt Nam theo con đường tạm nhập tái xuất, Tổng cục Hải quan đã quyết liệt rà soát các chính sách và thủ tục tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu. Từ đó, Hải quan không chỉ quy định DN XNK phải hoạt động trên 1 năm thì mới đủ điều kiện được hưởng chính sách ân hạn thuế, mà một dự thảo có thể sẽ được thông qua còn yêu cầu các DN phải ký quỹ hoặc được ngân hàng bảo lãnh tiền thuế NK.

Dĩ nhiên, bảo lãnh cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải giữ lại một khoản tín dụng, để đảm bảo thanh toán. Ngoài ra, DN phải trả phí bảo lãnh tối thiểu là 2,5% trên tổng số tiền bảo lãnh. Với mức thuế NK lên đến 21%,  làm sao DN lo đủ tiền để vừa nhập nguyên liệu vừa ký quỹ, đóng bảo lãnh, nhất là trong điều kiện khó khăn hiện nay? Nếu dự thảo này được thông qua, nhiều DN sẽ ‘chết đứng’.

PV. Anh đề xuất thế nào về vấn đề này?

GĐ NXN. Đối với các loại hình tạm nhập, tái xuất, nên có chính sách kiểm soát riêng. Cần phải kiểm soát chặt về hàng hóa, thuế và về chính DN tham gia hoạt động đó. Nếu không, Nhà nước sẽ thất thu số tiền thuế rất lớn. Hiện nay, thương nhân Trung Quốc chỉ cho một người nào đó vài chục triệu để đứng ra thành lập công ty, vài ngày sau là công ty đó đã có thể tạm nhập tái xuất như nói trên.

Theo tôi, nên đưa loại hình tạm nhập, tái xuất vào loại hình kinh doanh có điều kiện, có chế độ kiểm soát riêng. Chẳng hạn, DN kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định tối thiểu 6 tỷ đồng. Vậy muốn hoạt động tạm nhập tái xuất DN cũng phải có khoản vốn pháp định tối thiểu là bao nhiêu. Kèm theo là quy định về kinh nghiệm, chẳng hạn đã hoạt động XNK ít nhất là 1 năm.

Hiện nay quy định ân hạn thuế 275 ngày đã áp dụng với các DN sản xuất XK, tức là các DN buộc phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm. Vậy tại sao DN tạm nhập tái xuất lại không bắt buộc phải có 1 năm kinh nghiệm trở lên? Như thế Nhà nước vừa tránh được rủi ro thất thu thuế, vừa hạn chế nguy cơ DN nước ngoài lợi dụng chính sách này gây ảnh hưởng cho các DN Việt Nam. Ngoài ra, nhà nước cũng nên xem xét đưa thuế NK cá ngừ về 0% để tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hoạt động thuận lợi.

PV. Liệu có gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước?

GĐ NXN. Cá ngừ NK và cá khai thác ở nước mình thuộc 2 loại phẩm cấp hoàn toàn khác nhau. Lúc nào giá cá ngừ của Việt Nam cũng cao hơn hẳn nước ngoài. Với chi phí cấp đông trên tàu rất rẻ, chỉ vài đôla thôi mà cá tươi của mình bán được một trăm mấy chục ngàn một kilôgam. Vì thế, nếu có đưa thuế NK cá ngừ về bằng 0% thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến ngư dân.

Vả lại, nếu DN XK mạnh thì chắc chắn sẽ kích thích ngành khai thác phát triển mạnh. Không ai gắn liền quyền lợi với ngư dân bằng DN. Hiện nay, nhiều DN đang hỗ trợ ngư dân. Ngư dân mình trình độ công nghệ thấp, khả năng ngoại ngữ không cao, không nắm rõ những vấn đề kỹ thuật, pháp lý….Chỉ có DN mới nắm được thông tin và chỉ vẽ cho ngư dân. Vì thế, việc nhà nước có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện DN cũng chính là tạo điều kiện cho ngư dân.

Về lâu dài, nhà nước rất nên có biện pháp để tăng cường ngành khai thác trong nước. Cá ngừ đại dương là những loài di cư, từ lúc đẻ ra cho đến khi chết không thuộc về một quốc gia nào. Vì thế mình không thể nói đó là cá Việt Nam. Nếu mình không bắt được thì nó cũng sẽ chạy qua vùng biển khác và bị tàu nước khác lớn, đủ trình độ khai thác mất.

PV. Quy định IUU có gây ảnh hưởng đến việc NK nguyên liệu của DN không?

GĐ NXN. Quy định IUU thì đơn giản và minh bạch mà về mình lại hóa ra phức tạp. Đối với các thủ tục giấy tờ nhập khẩu liên quan đến IUU, cơ quan thẩm quyền các nước như Thái Lan hoặc Trung Quốc linh hoạt hơn, khôn khéo hơn mình rất nhiều. Họ sang tận nơi làm việc với Liên minh Châu Âu để thỏa thuận những điều kiện rất thuận lợi cho DN.

Việt Nam đang đòi hỏi lô hàng cá phải do tàu có code châu Âu và có chứng nhận khai thác (Catch certificate) mới đủ điều kiện chứng nhận để XK đi châu Âu. Nhưng thực tế, có bao nhiêu con tàu có code châu Âu? Tàu của Mỹ tốt nhất thế giới nhưng không hề có code châu Âu, họ chỉ cần FDA cấp phép là đủ. Nếu mình nhập nguyên liệu từ tàu của Mỹ, lô hàng có catch certificate hẳn hoi vẫn không được cấp phép xuất đi châu Âu. Trong khi đó, người Mỹ vẫn bán đi châu Âu bình thường. Chính những con cá đó qua Thái Lan cũng bán được đi châu Âu, vì theo quy định nó đã qua một công đoạn chế biến và kiểm soát chất lượng bằng HACCP ở một nhà máy có code châu Âu. Cơ quan thẩm quyền Thái Lan và các nước khác vẫn cấp catch certificate, chỉ riêng cơ quan thẩm quyền Việt Nam lại không cấp.

Cách làm đó đã khiến DN phải chịu thiệt thòi, hạn chế rất lớn khả năng cạnh tranh mua nguyên liệu để xuất qua châu Âu. Đáng ra mua được 10 thì chỉ mua được 3 vì chỉ có 3 tàu được cấp code châu Âu. Mặt khác, nếu mua ở tàu có code châu Âu thì anh phải trả đắt hơn 200 USD/ tấn. Với DN nhập 3.000 tấn cá mỗi năm, số tiền phụ trội là 600.000 USD/năm. Đây là thiệt hại cho DN, cho đất nước. Ở Thái Lan, sản phẩm chỉ cần chế biến ở nhà máy có code châu Âu là đủ mà không nhất thiết phải do tàu có code châu Âu khai thác.

Mâu thuẫn thấy rõ, khi cũng con cá đó do tàu không có code châu Âu khai thác, có catch certificate, sau khi đưa qua Trung Quốc hay Inđônêxia sơ chế, hoặc nhiều khi vẫn để nguyên con để kiểm tra và cấp health certificate, xuất sang Việt Nam thì DN Việt Nam lại xuất đi châu Âu được. Vậy là do quy định của chính cơ quan thẩm quyền Việt Nam mà mình phải chạy đường vòng và mất thêm cho khâu trung gian 200 USD mỗi tấn.

Hiện nay, việc cấp catch certificate được giao cho Nafiqad, còn Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi lại cấp chứng thư cho tàu khai thác trong nước. Như vậy, cùng một loại giấy mà cả hai cơ quan thẩm quyền đều cấp. Nafiqad đem kết hợp chuyên môn làm HACCP để quản lý, nên đòi hỏi tàu phải có code châu Âu. Tàu cá Việt Nam kích thước nhỏ như thế này thì lấy đâu ra tàu có code châu Âu? Ngay cả cảng cá cũng có nhiều điều kiện chưa thỏa mãn HACCP, nhưng phía châu Âu vẫn chấp nhận. Vậy tại sao mình không cấp giấy chứng nhận cho DN? EU chỉ quy định tàu đánh bắt phải khai báo chứ không yêu cầu phải có code châu Âu, họ chỉ cần chứng minh hoạt động khai thác là có quản lý, không phải là bất hợp pháp. Nâng cao điều kiện an toàn vệ sinh trên tàu là đúng, nhưng về thủ tục, IUU chỉ yêu cầu bảo đảm tính hợp pháp của sản phẩm chứ đâu có gắn gì đến an toàn vệ sinh của tàu.

Nguyên liệu nhập vào, DN đã phải kiểm soát theo tiêu chuẩn châu Âu, giờ lại bắt thêm tàu có code châu Âu, khi xuất ra lại kiểm một lần nữa, nhưng bản thân DN vẫn phải tự chịu trách nhiệm tại thị trường. Như thế là chồng chất mấy tầng trách nhiệm. Tất nhiên, vì trách nhiệm đảm bảo chất lượng, DN có thể làm hết những thủ tục ấy, nhưng cơ quan nhà nước cũng phải hết sức vì DN. Nếu vì sợ sai sót mà ra sức bóp thật chặt thì DN chỉ có chết. Nếu cần, các DN sẵn sàng bỏ chi phí để tổ chức đoàn các cơ quan thẩm quyền đi sang châu Âu và các nước khác để học tập, trao đổi tháo gỡ cho DN. Gỡ được những vướng mắc đó, một DN quy mô trung bình cũng đã có thể tiết kiệm vài triệu USD mỗi năm.

PV. DN Việt Nam có thể đóng tàu và trực tiếp đi thu gom nguyên liệu nước ngoài không?

GĐ NXN. Theo quy định IUU, tàu đánh bắt không được sang cá qua tàu chuyên chở trên biển mà phải vào cảng, có người giám sát sản lượng qua mạn tàu mới được cấp chứng thư catch certificate. Việc quản lý thực hiện theo đầu mối là cảng và phân công trách nhiệm cấp chứng thư rất rõ ràng. Thế nên tàu Việt Nam ra vùng biển quốc tế thu gom cá ngừ của tàu nước ngoài cũng không được.

PV. Xin cảm ơn anh.

Đăng ngày 27/08/2012
Thanh Phương thực hiện

Xu hướng xuất khẩu ngành tôm châu Á 2024

Tại sự kiện Health and Nutrition Asia 2024 diễn ra ở Thái Lan, các chuyên gia đã nêu lên những thách thức lớn mà ngành tôm châu Á đang phải đối mặt, bao gồm dịch bệnh và sự cạnh tranh gay gắt từ Ecuador.

Tôm thẻ
• 11:07 04/07/2024

Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
• 08:00 29/06/2024

Lợi nhuận khủng từ ‘‘mực xà’’ của cư dân biển Quảng Ngãi

Mực xà - cái tên nghe vừa lạ vừa quen, mực xà không chỉ là một loại hải sản phổ biến mà còn là nguồn thu lớn đối với cư dân vùng biển Việt Nam. Với nhiều đặc điểm nổi bật và giá trị kinh tế cao, mực xà đã trở thành một sản phẩm quan trọng trong ngành nghề cá và đóng góp tích cực vào nền kinh tế địa phương.

Mực xà
• 10:31 27/06/2024

Phương hướng hoạt động của Hiệp hội thủy sản năm 2024 - 2025

Hiệp hội xuất khẩu thủy sản sẽ tập trung vào các hoạt động chính sau để đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2024 và tiếp tục phát triển bền vững trong năm 2025, bao gồm các phương hướng hoạt động như sau:

Hải sản
• 14:00 18/06/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 01:42 05/07/2024

Xu hướng xuất khẩu ngành tôm châu Á 2024

Tại sự kiện Health and Nutrition Asia 2024 diễn ra ở Thái Lan, các chuyên gia đã nêu lên những thách thức lớn mà ngành tôm châu Á đang phải đối mặt, bao gồm dịch bệnh và sự cạnh tranh gay gắt từ Ecuador.

Tôm thẻ
• 01:42 05/07/2024

Nuôi tôm không kháng sinh

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp của nước ta. Tôm không chỉ là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình mà còn là sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Tôm không kháng sinh
• 01:42 05/07/2024

Khắc phục tình trạng tôm lột dính vỏ

Tôm cần lột vỏ định kỳ để có thể lùi về size nhỏ, tăng giá trị khi xuất bán. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi tôm cần được nuôi trong môi trường có đầy đủ các khoáng chất cần thiết, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng tôm lột bị dính vỏ.

Tôm lột vỏ
• 01:42 05/07/2024

Các yếu tố tác động đến quá trình trao đổi chất của tôm

Trong nuôi tôm, quá trình trao đổi chất của tôm là một yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe và sự phát triển của chúng. Hiểu rõ các yếu tố tác động đến quá trình này sẽ giúp người nuôi tôm tối ưu hóa điều kiện sống cho tôm, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vỏ tôm
• 01:42 05/07/2024
Some text some message..