Giá bào ngư Trung Quốc giảm - cơ hội mở rộng thị trường

Nhiều người tiêu thụ Trung Quốc có thể được thử nghiệm sản phẩm bào ngư khi giá của sản phẩm cao cấp này giảm xuống còn 80 CNY/kg (11,34 USD/kg, 24 miếng/kg).

Bào ngư
Bào ngư.

Theo Đài tiếng nói Nông thôn Trung Quốc (Voice of Rural China), giá mỗi miếng bào ngư là 3 CNY, chỉ ngang với giá một cây bắp cải. Sản lượng bào ngư tăng được cho là nguyên nhân dẫn tới giá bào ngư giảm.

Cư dân mạng Trung Quốc đã bình luận về sự hỗn loạn của thị trường. Đa số đều cho rằng, với giá bào ngư như hiện nay, người tiêu thụ bình thường hoàn toàn có thể thử sản phẩm này.

Wu Yongshou bắt đầu nuôi bào ngư vào cuối những năm 1990 khi ngành bào ngư còn ở giai đoạn sơ khai. Công ty thực phẩm Yongtaifeng của Wu tại Phúc Kiến, hiện tạo ra 200 triệu CNY (28,4 triệu USD) doanh thu hàng năm.

Wu cho biết giá bào ngư biến động do thời gian từ khi thả nuôi đến khi thu hoạch dài. Chu kỳ nuôi bào ngư thường kéo dài 2 năm. Trong khoảng thời gian đó, không ai có thể dự báo được giá cả sẽ biến động ra sao. Trên thực tế, nhu cầu tiêu thụ bào ngư đang tăng lên, nhưng sản lượng năm 2019 quá cao, do đó giá đã bị ảnh hưởng. Ước tính giá bào ngư đã giảm 20-25% so với một năm 2018.

Giá cho các sản phẩm bào ngư cỡ lớn – sản phẩm đặc trưng của Yongtaifeng cũng đã giảm xuống còn 146 CNY/kg, 10 miếng/kg). Việc giảm giá bào ngư có kích thước nhỏ hơn đã làm giảm giá của các sản phẩm có kích cỡ lớn hơn. Ông Wu hy vọng giá bào ngư sẽ tăng trở lại trong 2 tháng tới.

Nhắm tới thị trường đại chúng

Trung Quốc là quốc gia sản xuất và tiêu thụ bào ngư lớn nhất thế giới. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc, quốc gia châu Á này sản xuất hơn 90% bào ngư của thế giới (bao gồm sản phẩm khai thác tự nhiên và nuôi trồng). Ở các vùng ven biển của tỉnh Phúc Kiến, khu vực sản xuất lớn nhất của Trung Quốc, người dân nuôi bào ngư trong các hộp treo được gắn vào phao polystyrene (PS) dọc theo bờ biển.

Nền kinh tế phát triển của Trung Quốc với mức thu nhập tăng và sự gia tăng sản xuất bào ngư nuôi đã làm cho đặc sản này có giá cả phải chăng hơn.

“Captain Jiang”, một nhà chế biến và nuôi bào ngư lớn khác của Trung Quốc cung cấp sản phẩm bào ngư đóng hộp dưới nhãn hiệu cùng tên. Trên JD.com, một trang web thương mại điện tử, 5 con bào ngư ướp nước sốt với trọng lượng 140gram được bán với giá 39,90 CNY, tương đương với 5,66 USD.

Wu cho biết công ty của ông vẫn giữ được một vị trí quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bào ngư bằng cách phát triển với quy mô lớn hơn và tập trung vào tính bền vững. Công ty đã thay thế phao polystyrene được sử dụng bởi các trang trại công nghệ thấp bằng các bệ nổi lớn, thân thiện với môi trường hơn với các hộp được gắn phía bên dưới. Trong những tháng mùa hè, công ty vận chuyển bào ngư sống trong các tàu vận tải lớn đến khu vực phía Bắc của Trung Quốc nơi có nhiệt độ thấp hơn, cho phép nuôi bào ngư quanh năm. Một số sản phẩm bào ngư được thu hoạch khi đạt 4 năm tuổi.

Vào tháng 9/2019, Yongtaifeng đã được Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản cấp chứng nhận ASC cho trang trại nuôi bào ngư của họ ở Phúc Kiến.

Wu cho biết, công ty của ông có cung cấp một sản phẩm chất lượng tốt hơn, sản phẩm có nhu cầu cao và được bán tại các cửa hàng Hema của Tập đoàn Alibaba. Do đó, công ty của ông vẫn có khả năng kiếm những khoản lợi nhuận trong năm nay.

Người nuôi quy mô nhỏ, những người chỉ có thể thu hoạch kích thước nhỏ hơn có nhiều khả năng sẽ phải chịu giá thấp hơn. Trong năm nay, dự báo khoảng 30% người nuôi sẽ có lãi, 30% người nuôi hòa vốn và khoảng 30-40% người nuôi có khả năng sẽ lỗ vốn. Trong tương lai, ông cho rằng bào ngư sẽ được sản xuất ngoài khơi và được chế biến tự động.

Công ty của Wu cũng đang tìm hiểu cơ hội cho việc nuôi xa bờ. Mặc dù vậy, các dự án nuôi xa bờ đòi hỏi sự hỗ trợ của Chính phủ do khoản đầu tư ban đầu rất lớn. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang xem xét sự phát triển của ngành bào ngư và một số chính sách có thể được đưa ra trong năm tới.

Theo Undercurrent News

VASEP
Đăng ngày 23/12/2019
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Tăng trưởng ấn tượng: Ngành chả cá và surimi Việt Nam thu về hơn 100 triệu USD

Trong những năm gần đây, ngành chả cá và surimi (mứt cá – cá nghiền tăng cường mùi vị) của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế mạnh trên thị trường quốc tế. Theo VASEP, từ năm 2021 đến nay, kim ngạch xuất khẩu surimi dao động trong khoảng 300 – 420 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 4–5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Surimi
• 09:44 10/06/2025

Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong thủy sản: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Trước những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và yêu cầu cao từ thị trường tiêu dùng, ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp thiết phải chuyển đổi mô hình sản xuất. Trong đó, kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp then chốt giúp ngành phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu phát thải.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:26 05/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 08:16 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 08:16 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 08:16 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 08:16 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 08:16 16/06/2025
Some text some message..