Giá cá biển lên cao gấp đôi, người nuôi ở Kiên Giang có tiền ăn Tết

Cá mú, cá bớp, cá chuộng và cá chim vây vàng hiện được ngư dân Kiên Giang bán với giá dao động 140.000 - 270.000 đồng/kg cá (tùy loại). Cận Tết Nguyên đán, giá cá đang nhích lên dần nên người nuôi rất phấn khởi.

Cho cá ăn
Chị Thúy vui khi cá chim vây vàng được bán với giá 140.000 đồng/kg - Ảnh: tuoitre.vn

Theo ghi nhận vừa qua, ở Hòn Tre (huyện Kiên Hải, Kiên Giang), người dân cho cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng, cá chuộng ăn trên biển khá nhộn nhịp.

Chị Võ Thị Thắm ở ấp 2 (xã Hòn Tre) cho biết chị có 30 lồng bè và nuôi nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như cá mú trân châu, cá chuộng, cá hồng mỹ… Năm nay, nhà chị Thắm đã xuất bán xoay vòng hàng tấn cá thương phẩm ra thị trường trong nước.

"Bữa hổm tui bán cá mú với giá 230.000 - 240.000 đồng/kg. Hiện giá cá đang rục rịch nhích lên cao, đặc biệt từ đây đến Tết. Giá cá lên, người nuôi biển như tui phấn khởi lắm", chị Thắm khoe.

Tương tự, chị Tô Diễm Thúy, ở ấp 3 (xã Hòn Tre) cho hay "năm nay cá nào cũng có giá hết: cá bớp, cá mú và đặc biệt cá chim vây vàng bán được với giá 140.000 đồng/kg cá thương phẩm. Giá này cao gấp hai lần so với mọi năm, mình nuôi có lời".

Thu hoạch cáCùng với cá bớp, cá mú, cá hồng mỹ đang là cá nuôi chủ lực của người dân ở Hòn Tre (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang). Ảnh: tuoitre.vn

Kiên Giang hiện có khoảng 3.600 lồng nuôi cá trên biển (sản lượng đạt gần 3.100 tấn/năm). Đặc biệt, ở Kiên Giang, nghề nuôi biển được người dân tập trung nuôi ở Hòn Nghệ, Hòn Tre, Nam Du và Phú Quốc. Cá nuôi trên biển Kiên Giang được thị trường ưa chuộng nhiều vì thịt cá thơm, ngon.

Ông Đặng Tùng Long, phó trưởng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kiên Hải, giải thích rằng vùng biển Kiên Hải kín gió, phù du nhiều nên nguồn thức ăn cho cá nuôi rất dồi dào. Ở huyện Kiên Hải có hơn 200 hộ nuôi, với hơn 1.000 bè đủ các loại cá.

Mô hình nuôi lồng bè công nghệ mới HDPEVới lồng nuôi HDPE này, người dân Hòn Tre có thể nuôi cá khơi xa, hạn chế dịch bệnh, nâng cao sản lượng, góp phần ổn định kinh tế gia đình. Ảnh: tuoitre.vn

Ông Long cho rằng hiện địa phương cũng đang vận động tuyên truyền cho người dân hiểu thêm giữa nuôi lồng bè truyền thống với (lồng bằng nhựa được thiết kế theo công nghệ Na Uy, độ bền cao khoảng 10 năm). 

Một số hộ dân địa phương cũng đầu tư nuôi thử nghiệm lồng HDPE này vì lồng nuôi này họ có thể nuôi khơi xa, hạn chế dịch bệnh, sản lượng cá nuôi đạt tỉ lệ cao, đem lại lợi nhuận cao cho gia đình.

Báo Tuổi Trẻ
Đăng ngày 25/11/2022
Chí Công
Kinh tế

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 11:58 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:58 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 11:58 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 11:58 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 11:58 27/04/2024