Giá cá điêu hồng tăng, nông dân làng bè phấn khởi

Hiện nay, giá cá điêu hồng nuôi bè ở Tiền Giang được các thương lái thu mua với giá 34.500-35.000 đồng/kg (tùy theo loại và cách bắt cá). Với giá cá trên thị trường thời điểm này, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè có thể lãi từ 10-15 triệu đồng/bè sau 6 tháng nuôi cá. Tuy nhiên, để nghề nuôi cá bè phát triển bền vững cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

nuôi cá điêu hồng
Người nuôi cá điêu hồng Tiền Giang. Ảnh tepbac.com

Giá cá thịt có xu hướng tăng

Những ngày gần đây, giá cá điêu hồng nuôi bè nằm ở mức cao hơn giá thành sản xuất và có xu hướng tăng nhẹ nên nông dân nuôi cá làng bè yên tâm sản xuất.

Ông Phan Thế Nhân, nông dân có 5 bè nuôi cá điêu hồng ở xã Thới Sơn, Tp Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết mấy ngày nay thương lái thu mua cá điêu hồng thường xuyên tìm đến làng bè hoặc liên lạc với chủ bè để hỏi thu mua cá điêu hồng chở về Tp Hồ Chí Minh và phân phối đi các tỉnh miền Trung, miền Bắc tiêu thụ.

Hiện nay, cá điêu hồng loại 500-700 gram/con được thương lái thu mua với giá 35.000 đồng/kg nếu bắt bằng ghe đục (ghe có khoang thông đáy bằng lưới để chứa cá), còn nếu bằng cá oxy (cá sống đựng trong bao nilong có bơm oxy) được thu mua với giá 35.500 đồng/kg. Tính ra giá cá thời điểm này đã tăng 1.000 đồng/kg so với nửa tháng trước.

Theo ông Nhân, giá cá điêu hồng có xu hướng tăng trở lại trong thời gian gần đây là do sản lượng cá điêu hồng tới lứa thu hoạch đã giảm mạnh. Hiện nay chỉ còn một số ít bè có cá lớn và lượng bè thả cá cũng ít so với năm ngoái do nông dân nuôi cá bè lo sợ giá cá không ổn định, thua lỗ. Bên cạnh đó, do gần đây các đại lý không còn cho nông dân làng bè nợ tiền thức ăn cá như các năm trước nên khả năng đầu tư của nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè cũng hạn chế.

Số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản Tiền Giang cũng cho thấy hiện nay toàn tỉnh có 1.019 bè cá đang thả nuôi trong tổng số 1.279 bè cá đang neo đậu (chiếm 76,7%), chủ yếu là nuôi cá điêu hồng. Từ đầu năm đến nay, bà con nông dân đã thả nuôi mới 666 bè với 13,7 triệu giống và thu hoạch 671 bè với sản lượng 3.936,5 tấn.

Ông Nguyễn Văn Ru, nông dân có nhiều kinh nghiệm nuôi cá bè ở xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết chi phí nuôi cá điêu hồng trên bè hiện nay ở mức 32.000-33.000 đồng/kg, tăng 2.000-3.000 đồng/kg so với năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu do giá thức ăn thủy sản tăng cao nhưng chất lượng giảm khiến hệ số thức ăn nuôi cá tăng lên từ 1,7-1,8 trong những năm trước lên tới 2,1 (cần 2,1 kg thức ăn tạo ra 1 kg cá). Bên cạnh đó, chất lượng cá giống ngày càng giảm, dịch bệnh ngày càng tăng dẫn đến tỷ lệ hao hụt cá giống cao.

Với năng suất nuôi cá điêu hồng lồng bè bình quân trên 5 tấn/ha và giá bán cá hiện nay, người nuôi cá điêu hồng ở Tiền Giang có thể lãi từ 10-20 triệu đồng/bè (tùy theo chất lượng cá giống và kỹ thuật nuôi). Thông thường mỗi nông dân có từ 3-5 bè thì lợi nhuận đem lại từ nuôi cá điêu hồng trên bè sau 6-7 tháng nuôi cũng đạt gần 100 triệu đồng.

Dịch bệnh ngày càng tăng

Mặc dù, giá cá điêu hồng hiện nay chưa đem lại mức lợi nhuận cao cho nông dân nhưng cũng đảm bảo khả năng tái sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay nông dân nuôi cá bè đang đối diện với nguy cơ dịch bệnh làm cá chết nhiều so với cùng thời điểm năm ngoái.

Ông Lê Thanh Tùng, nông dân nuôi cá bè ở xã Thới Sơn, Tp Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết những ngày gần đây cá điêu hồng nuôi bè chết rất nhiều, thậm chí cá lớn cũng chết nên sản lượng cá giảm và đây cũng là nguyên khiến giá cá nhích lên gần đây. Nếu như thời điểm này các năm trước, cá loại 400-500 gram/con chỉ chết 3-5 con/bè thì những ngày qua tỷ lệ cá chết tăng gấp đôi, gấp ba lần.

“Chúng tôi đã đo môi trường nước và quan sát thấy cũng không có gì bất thường. Do đó chúng tôi tiếp tục lấy mẫu cá để kiểm tra ký sinh trùng và nồng độ vi khuẩn để xác định tác nhân gây chết cá chính xác để có biện pháp phòng trị thích hợp”, ông Tùng cho hay.

Trước tình hình dịch bệnh trên cá điêu hồng gia tăng, nhiều nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tp Mỹ Tho cũng đề nghị ngành chức năng cần có kế hoạch quan trắc mầm bệnh bên cạnh công tác quan trắc môi trường từ trước tới nay đối với vùng nuôi cá bè để hỗ trợ cho nông dân trong việc điều trị bệnh cá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nuôi cá điêu hồng của làng bè.

Giá cá giống ổn định

Mặc dù, gần đây giá của cá điêu hồng thương phẩm có xu hướng tăng nhưng nhu cầu thả cá giống của nông dân cũng không cao do lo sợ giá cả bấp bênh nên giá cá điêu hồng giống trong thời gian gần đây vẫn không tăng. Ông Lê Văn Bảy, nông dân ương cá điêu hồng giống ở xã Nhị Mỹ, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, hiện nay, giá cá điêu hồng giống loại 30-50 con/kg vận chuyển đến tận bè có giá 30.000-32.000 đồng/kg.

Theo nhiều nông dân ương cá giống, cá điêu hồng giống thường được ương trong ao đất với diện tích ương từ 500 m2 đến vài ngàn m2, độ sâu từ 1-1,2 m, mật độ thả 100-150 cá bột/m2. Cá bột thường được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp độ đạm từ 26-35%, hoặc thức ăn tự chế. Sau khoảng 2,5 tháng ương thì cá bột phát triển thành cá giống đạt cỡ 30-50 con/kg với tỷ lệ hao hụt suốt thời gian ương khoảng 30-40%.

Khi thu hoạch, mỗi hecta ao ương có thể đạt từ 400-450 kg cá giống. Với chi phí đầu vào như hiện nay, giá thành ương cá giống khoảng 23.000 đồng/kg. Tính ra mỗi vụ ương 2,5 tháng, người ương cá điêu hồng giống lãi từ 17.000-19.000 đồng/kg (khoảng 70-85 triệu đồng/ha).

Theo số liệu thống kê các Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, toàn tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 170 hộ ương cá điêu hồng giống trên diện tích ao ương khoảng 50 ha, tập trung nhiều nhất ở hai huyện Cai Lậy và Cái Bè với sản lượng khoảng 150 triệu con cá điêu hồng giống mỗi năm không chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi của làng bè trong tỉnh mà còn bán cho các tỉnh lân cận như: Bến Tre, Vĩnh Long,… để nuôi bè lẫn nuôi ao.

Những năm gần đây, nông dân ương cá giống và nuôi cá điêu hồng thương phẩm luôn phập phồng do giá cả đầu ra thất thường, có thời gian dài giá cá nằm ở mức thấp. Thiết nghĩ, để nghề nuôi cá bè phát triển bền vững hơn trong thời gian tới, Nhà nước cần phải có cách làm bài bản hơn bằng cách quy hoạch tổng thể và gắn quy hoạch vùng nuôi với nhu cầu thị trường; quan trắc dịch bệnh kết hợp với quan trắc môi trường vùng nuôi cá bè tập trung. Đồng thời có giải pháp quản lý và nhất là cần có sự chia sẻ thông tin, liên kết sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng nuôi bè giữa các tỉnh trong khu vực ĐBSCL với nhau và thị trường Tp Hồ Chí Minh.

Agroviet
Đăng ngày 11/06/2014
Nuôi trồng

Phân tích lợi ích kinh tế nuôi xa bờ so với nuôi gần bờ

Với lợi thế đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên phong phú, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hai mô hình nuôi thủy sản chủ đạo: nuôi gần bờ và nuôi xa bờ. Nếu nuôi gần bờ mang lại sự thuận tiện với chi phí đầu tư thấp, thì nuôi xa bờ lại tạo cơ hội gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu vượt trội.

Nuôi thủy sản xa bờ
• 09:59 04/02/2025

Các biện pháp chống trộm tôm, bảo vệ mùa vụ trong giai đoạn thu hoạch

Giai đoạn thu hoạch là thời điểm quan trọng đối với người nuôi tôm, bởi đây là lúc công sức đầu tư cả mùa vụ được đền đáp. Tuy nhiên, thời điểm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nạn trộm tôm – một vấn đề khiến nhiều hộ nuôi lo lắng. Các vụ trộm không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả sản xuất của người nuôi. Vì vậy, áp dụng các biện pháp chống trộm và bảo vệ mùa vụ là nhiệm vụ cấp thiết.

Ao nuôi tôm
• 09:36 04/02/2025

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 10:55 03/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 11:10 06/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 11:10 06/02/2025

Kiếm soát bệnh vàng mang trên tôm

Bệnh vàng mang hay còn gọi là bệnh đầu vàng (YHD - Yellow Head Virus), bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm bị vàng mang
• 11:10 06/02/2025

Đánh giá và gợi ý các sản phẩm cần thiết cho bể cá cảnh

Bể cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn góp phần làm đẹp không gian sống. Để duy trì một hệ sinh thái bền vững, việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho bể cá là vô cùng quan trọng. Sau đây là những sản phẩm thiết yếu giúp bạn chăm sóc bể cá một cách hiệu quả.

Bể cá cảnh
• 11:10 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:10 06/02/2025
Some text some message..