Giá cá giảm sâu, người nuôi lỗ lớn

Hiện nay, người nuôi thủy sản cũng như nuôi heo, gà và các cây trồng khác trên địa bàn tỉnh chỉ sản xuất theo kiểu may - rủi vì không có thông tin dự báo nhu cầu thị trường trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Vì thế, nông dân khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn được mùa rớt giá, mất mùa được giá và cung vượt cầu, giá chạm đáy, thiệt hại nặng nề. Hiện giá cá nước ngọt bán ra tại ao nuôi thấp hơn giá thành từ 5-12 ngàn đồng/kg.

Giá cá giảm sâu, người nuôi lỗ lớn
Cá điêu hồng nuôi bè trên sông La Ngà của ông Nguyễn Trung Hậu ở ấp 1 (xã Phú Ngọc, huyện Định Quán) đến thời điểm xuất bán.

Từ đầu tháng 2-2017, giá cá bắt đầu giảm dần và đến thời điểm này hạ xuống thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Với giá cá như hiện tại, người nào nuôi càng nhiều, thua lỗ càng lớn.

* Cá rẻ như rau

Khảo sát tại một số khu vực nuôi cá lớn tại TP.Biên Hòa, các huyện Định Quán, Trảng Bom... cho thấy giá bán tại ao của các loại cá nước ngọt đều nằm sâu dưới giá thành và đầu ra rất khó khăn. Dù nhiều hộ chấp nhận lỗ lớn nhưng vẫn không tìm được thương lái mua cá vì nguồn cung quá lớn, trong khi nhu cầu của thị trường tăng rất ít. Giá cá rô đồng bán tại ao nuôi chỉ còn 17-18 ngàn đồng/kg, cá lóc 24-25 ngàn đồng/kg, cá điêu hồng 27-28 ngàn đồng/kg, cá chép 32-35 ngàn đồng/kg, cá lăng 60-65 ngàn đồng/kg...

Ông Nguyễn Trung Hậu (ấp 1, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán) lo lắng: “Tôi có khoảng 100 tấn cá điêu hồng nuôi bè đến thời điểm xuất bán. Tuy chất lượng cá tốt nhưng thương lái chỉ trả 28 ngàn đồng/kg, thấp hơn 5 ngàn đồng/kg so với giá thành. Đợt cá này bán ra tôi lỗ khoảng 500 triệu đồng”. Ông Hậu còn chia sẻ thêm, từ đầu năm đến nay cá điêu hồng liên tục giảm ông đã mất trên 200 triệu đồng. Cứ nghĩ theo chu kỳ cá giảm 4-5 tuần sẽ tăng trở lại nên tiếp tục nuôi để gỡ gạc, không ngờ đầu năm nay cá giảm sâu và kéo dài như vậy nên những hộ càng nuôi lớn càng mất nhiều.

Tương tự, ông Trần Đức Cần (ngụ KP.1, phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa) nói: “Khoảng 5 năm trở lại đây, chưa có khi nào cá chép lại giảm sâu và kéo dài như vậy. Hơn 2 tháng nay, giá cá chép bán tại bè chỉ còn 32-35 ngàn đồng/kg nên cứ mỗi tấn cá bán ra tôi lỗ hơn 10 triệu đồng. Từ đầu tháng 2 đến điểm này, tôi đã mất khoảng 400 triệu đồng”.

Hiện tại ông Cần còn gần 100 tấn cá chép nuôi bè trên sông Cái chưa tìm được thương lái mua. Ông Cần đang lo lắng đến hốc hác cả người vì dù có tìm được thương lái mua, nhưng giá cá không tăng thì ông sẽ mất thêm cả tỷ đồng. Một số thương lái cho hay, sở dĩ giá cá nước ngọt giảm sâu vì nguồn cung rất lớn trong khi nhu cầu ít biến động. Năm nay mùa khô mưa nhiều, nguồn nước ngọt ở các ao, hồ, sông dồi dào nên người nuôi thủy sản theo hình thức bán công nghiệp đã tăng sản lượng khá lớn dẫn đến cung vượt cầu, giá giảm sâu và khó tìm được đầu ra.

Thê thảm nhất là người nuôi cá rô đồng vì giá giảm xuống chỉ còn 17 ngàn đồng/kg, thấp hơn giá thành đến 12-13 ngàn đồng/kg. Cá rô đồng phần lớn được nuôi dạng công nghiệp, đến thời điểm xuất bán nếu không tìm được người mua cá sẽ ngốn một lượng thức ăn rất lớn và trọng lượng quá cỡ rất  khó bán, người nuôi tiếp tục thiệt đơn, thiệt kép.

* Giá bán lẻ vẫn cao ngất

Dù người nuôi cá tại Đồng Nai đang điêu đứng vì thua lỗ thì tại các chợ trong tỉnh, nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua cá với giá cao như thời điểm cá chưa giảm.

“Trước đây, cá điêu hồng bán tại bè 38-40 ngàn đồng/kg thì giá bán lẻ ở các chợ dao động 55-60 ngàn đồng/kg. Nhưng hơn 2 tháng nay, giá cá điêu hồng tại bè còn 27-28 ngàn đồng/kg thì giá tại chợ vẫn giữ nguyên. Như vậy chỉ có người nuôi và người tiêu dùng chịu thiệt thòi” - ông Lê Văn Minh, một hộ nuôi cá bè ở ấp 1 (xã Phú Ngọc, huyện Định Quán), nói. Theo ông Vũ Đình Đàm, người nuôi cá chép bè trên sông Cái thuộc khu vực KP.1, phường Thống Nhất

(TP.Biên Hòa), dù cá nước ngọt bán tại ao, hồ, sông rẻ nhưng giá bán lẻ ở các chợ ít khi hạ là do phải qua nhiều khâu trung gian. Ví dụ, cá lăng bán tại bè chỉ khoảng 60-65 ngàn đồng/kg thì giá bán lẻ tại chợ vẫn 100-110 ngàn đồng/kg; cá lóc ở bè 23-24 ngàn đồng/kg, song chợ vẫn bán 60-65 ngàn đồng/kg; cá chép tại bè 30-35 ngàn đồng/kg, ở chợ 65-80 ngàn đồng/kg; cá rô bán lẻ chợ vẫn 50-55 ngàn đồng/kg.

Một thực tế diễn ra là người nuôi thủy sản tại Đồng Nai đang phải đối mặt với thua lỗ lớn và nợ nần chồng chất vì giá cá rớt sâu, còn người tiêu dùng vẫn luôn mua cá nước ngọt giá cao và lợi nhuận đang nằm ở khâu trung gian. Nếu giá cá tại các chợ hạ 5-10 ngàn đồng/kg có thể kích cầu người tiêu dùng, giúp nông dân có đầu ra tốt hơn.

Báo Đông Nai
Đăng ngày 18/04/2017
Hương Giang
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 12:24 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 12:24 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 12:24 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 12:24 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 12:24 25/12/2024
Some text some message..