Giá cá tra nhích nhẹ, tập trung mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa

Cá tra được nuôi tại các địa phương vùng ĐBSCL là một trong những sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của nước ta. Trước tình hình đầu ra xuất khẩu cá tra có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc khai thác tốt thị trường nội địa được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm duy trì, phát triển ổn định ngành cá tra. Do vậy, nhiều đơn vị, doanh nghiệp rất quan tâm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm cá tra tại nội địa.

Thu hoạch cá tra
Thu hoạch cá tra ở quận Ô Môn, TP Cần Thơ.

Đa dạng hóa sản phẩm

Hiện nay, nhiều người dân và doanh nghiệp nuôi trồng chế biến cá tra xuất khẩu tại ÐBSCL không chỉ quan tâm đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm cá tra tươi sống mà còn đưa ra thị trường ngày càng đa dạng các sản phẩm chế biến. Các cơ quan chức năng tại địa phương cũng tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm cá tra tại thị trường nội địa. Những hội chợ và các chương trình xúc tiến thương mại được tổ chức gần đây, các cơ quan chức năng tại vùng ÐBSCL và cả các bộ, ngành ở Trung ương đều quan tâm tạo điều kiện các đơn vị, doanh nghiệp quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm cá tra tại thị trường trong nước.

Mới đây, tại TP Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp, Công ty CP Vĩnh Hoàn giới thiệu gần 20 sản phẩm chế biến từ cá tra và basa hướng đến phục vụ thị trường trong nước như: basa tẩm bột, chả lụa, sốt tartar, chabokki sốt cay, basa xẻ bướm tẩm gia vị... Ðây là các sản phẩm rất tiện dụng và giàu dinh dưỡng, với chất lượng đạt chuẩn hàng xuất khẩu. Theo bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Vĩnh Hoàn, bình quân mỗi năm công ty sản xuất chế biến trên 300.000 tấn cá tra và đã xuất khẩu sản phẩm qua gần 40 nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn lại thị trường trong nước, người tiêu dùng Việt Nam còn chưa có nhiều thuận lợi trong tiếp cận, hưởng lợi từ những sản phẩm cá tra cao cấp. Do vậy, công ty cảm thấy đã đến lúc phải có trách nhiệm chia sẻ quyền lợi này cho người tiêu dùng và người tiêu dùng Việt Nam xứng đáng được thưởng thức các sản vật Việt Nam với chất lượng cao nhất. Công ty cũng hướng đến từng bước đa dạng hóa cách chế biến, sử dụng các món ăn từ cá tra cho các hộ gia đình đến hệ thống nhà hàng, siêu thị, doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp...

Tại TP Cần Thơ, bên cạnh việc tăng cường lượng cá tra đưa về bán tại các chợ, nhiều người dân, hộ kinh doanh đã mở thêm các điểm bán cá tra dọc theo các tuyến đường lộ giao thông, với mức niêm yết giá bán chỉ ở mức 28.000-30.000 đồng/kg. Nhiều doanh nghiệp cũng quan tâm phát triển các sản phẩm chế biến và món ăn ngon từ con cá tra để đưa vào các hệ thống kinh doanh, nhất là các siêu thị và bếp ăn tại các quán ăn, nhà hàng, khách sạn để phục vụ người tiêu dùng. Ðến nay, ngoài các sản phẩm cá tra tươi sống, cá tra phi lê đông lạnh và chả cá tra, các doanh nghiệp cũng cho ra đời các loại khô cá tra, mắm cá tra, các sản phẩm thịt và da cá tra sấy ăn liền...

Ông Chương Văn Khanh ở khu vực Trường Thọ 1, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, cho biết: “Mỗi tháng cơ sở chế biến của ông thu mua trên 1 tấn cá tra để làm khô và mắm, qua đó vừa góp phần giúp người nuôi cá tra tiêu thụ sản phẩm, vừa nâng cao giá trị sản phẩm. Cá tra sau khi làm thành mắm được bán với giá khoảng 120.000 đồng/kg, còn khô cá tra có giá từ 140.000-160.000 đồng/kg”.

Trong quá trình nuôi cá tra xuất khẩu, Công ty Minh Ðức Thành ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ cũng quan tâm phát triển các sản phẩm giúp nâng cao giá trị gia tăng và đẩy mạnh tiêu thụ cá ở thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu các quán ăn và gia đình. Ðến nay, công ty đã chế biến nhiều sản phẩm cá tra mang thương hiệu Kocana phục vụ tiêu thụ tại nội địa như: cá tươi sống, khô 1 nắng, phi lê sấy khô, khô tẩm sấy ăn liền... Ðồng thời, liên kết, cung ứng cá tra cho các bếp ăn tại nhà hàng, khu du lịch để chế biến nhiều món ngon phục vụ thực khách.

Cần có giải pháp đồng bộ 

Từ nhiều năm nay, con cá tra đã trở thành đối tượng thủy sản được nuôi trồng chủ lực tại vùng ÐBSCL và cá tra cũng  được nhiều người dân trong vùng ưa chuộng vì có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng mà giá cả lại thấp. Song, đối với nhiều người tiêu dùng tại các tỉnh, thành phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên thì sản phẩm cá tra vẫn còn xa lạ và còn ít được sử dụng để chế biến các món ăn tại các hộ gia đình và nhà hàng, quán ăn. Do vậy, việc tăng cường quảng bá và phát triển kênh phân phối các sản phẩm cá tra ở thị trường trong nước là rất cần thiết. Ngoài ra, chú trọng phát triển các dòng sản phẩm cá tra tiện lợi cho việc chế biến, dễ bảo quản và vận chuyển sẽ góp phần giúp doanh nghiệp chế biến cá tra thuận lợi trong việc tiếp cận và chinh phục thị trường nội địa. Ðồng thời, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người dân biết rõ quy trình nuôi trồng, chế biến các sản phẩm cá tra, xóa bỏ những nhận thức chưa đúng.

Theo bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), với dân số của nước ta hiện hơn 90 triệu người, đây là thị trường tiêu thụ rất tiềm năng đối với sản phẩm cá tra. Nếu chúng ta có các chương trình, chiến lược để khai thác tốt được thị trường nội địa sẽ góp phần tạo “cú hích” cho phát triển xuất khẩu. Thị trường nội địa cho con cá tra sẽ được khai thác tốt thông qua việc tạo dựng hình ảnh, thương hiệu, chất lượng của cá tra, các sản phẩm chế biến từ cá tra và sự yêu thích của người tiêu dùng trong nước và của khách du lịch đối với sản phẩm cá tra. Ðể hoàn thành mục tiêu này, cần đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm tại nhiều kênh bán hàng khác nhau, như: đưa vào các hệ thống siêu thị, nhà hàng, khu du lịch, bếp ăn tập thể tại các trường học, khu công nghiệp, quân đội... gắn với việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và quản lý tốt chất lượng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc.

Theo đánh giá của nhiều cơ quan chức năng địa phương vùng ÐBSCL và ở Trung ương, thông qua việc đa dạng hóa các sản phẩm từ con cá tra và tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, gần đây tình hình tiêu thụ các sản phẩm cá tra tại nhiều tỉnh, thành miền Bắc đã có nhiều chuyển biến tích cực, mở ra nhiều triển vọng cho tương lai.

Giá cá tra nguyên liệu tăng

Giá cá tra nguyên liêu tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL hiện tăng từ 1.500 - 3.000 đồng/kg so với cách nay hơn 3 tuần.

Tại TP Cần Thơ và các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp... giá cá tra được nông dân bán cho doanh nghiệp ở mức từ 19.500 - 22.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong nhiều tháng qua. Giá cá tra nguyên liệu tăng do đầu ra xuất khẩu khởi sắc, sức tiêu thụ hàng tại nhiều thị trường có dấu hiệu hồi phục. Nhiều doanh nghiệp mua cá tra nguyên liệu để chế biến, chuẩn bị phục vụ nhu cầu thị trường được dự báo tăng cao trong những tháng cuối năm. Hiện nay, doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua cả cá tra quá lứa, cá có size lớn, để chế biến các sản phẩm phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, giá cá tăng còn do nguồn cung cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương đang có phần hạn chế vì thời gian qua nhiều người dân đã giảm diện tích nuôi hoặc nuôi với mật số thấp. Dự báo giá cá tra nguyên liệu nhiều khả năng còn tăng trong thời gian tới.

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 20/10/2020
Khánh Trung
Kinh tế

So sánh giá tôm thẻ tại các thị trường hiện nay

Thị trường tôm thẻ chân trắng quốc tế thường biến động mạnh mẽ, đặc biệt vào dịp cuối năm và đầu năm mới khi nhu cầu tăng cao tại các thị trường lớn. Bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ so sánh chi tiết giá tôm thẻ tại các khu vực chính như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Thái Lan.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:21 16/01/2025

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:56 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 10:37 13/01/2025

Kinh nghiệm chọn mua cá cảnh và phụ kiện cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, mang lại không gian sống động và thư giãn cho gia đình. Tuy nhiên, để bắt đầu hành trình này, việc lựa chọn cá cảnh và phụ kiện phù hợp là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.

Cá cảnh
• 23:52 16/01/2025

So sánh giá tôm thẻ tại các thị trường hiện nay

Thị trường tôm thẻ chân trắng quốc tế thường biến động mạnh mẽ, đặc biệt vào dịp cuối năm và đầu năm mới khi nhu cầu tăng cao tại các thị trường lớn. Bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ so sánh chi tiết giá tôm thẻ tại các khu vực chính như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Thái Lan.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:52 16/01/2025

Hạn chế thiệt hại do sự chênh lệch nhiệt độ ở ao nuôi

Nhiệt độ nước trong ao nuôi thủy sản có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển và khả năng sinh sản của các loài tôm cá. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn, đặc biệt là những biến đổi đột ngột, có thể gây stress, làm suy giảm sức đề kháng và gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi.

Tôm thẻ
• 23:52 16/01/2025

Độ mặn phù hợp trong nuôi vuông quảng canh

Nuôi trồng thủy sản quảng canh, đặc biệt là nuôi tôm trong vuông, phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường, trong đó độ mặn đóng vai trò quan trọng. Độ mặn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ sinh trưởng của tôm mà còn tác động đến hệ sinh thái trong vuông nuôi. Hiểu và quản lý tốt độ mặn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của mô hình này.

Nuôi quảng canh
• 23:52 16/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 23:52 16/01/2025
Some text some message..