Giá cá tra tiến dần đến kỷ lục cũ: Nên mừng hay lo?

Thị trường cá tra đón tín hiệu tốt từ việc giá cá nguyên liệu tăng mạnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và dự kiến giá xuất khẩu cũng sẽ tăng lên, nhưng lo là vì mức tăng đột ngột quá khiến nhiều doanh nghiệp không thể mua cá ngoài.

cá tra xuất khẩu
Gía cá tra trong quý I năm 2022 đang có xu hướng tăng dần đến kỷ lục cũ. Ảnh ZNs

Giá cá tra dần chạm mốc kỷ lục cũ

Trao đổi với người viết, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết hiện giá cá tra nguyên liệu size (cỡ) dưới 1 kg giá đã lên tới 30.000 đồng/kg, tăng tới 18% so với cuối năm 2021.

Vị này lý giải nguyên nhân của đợt tăng giá mạnh này là nguồn cung thiếu hụt khi lượng cá nuôi tại các hộ không nhiều sau khi chịu tác động bởi dịch COVID-19 và đứt gãy chuỗi cung ứng năm 2021. Nhiều hộ dân không thể thả giống cho vụ thu hoạch năm nay.

biểu đồ
Diến biến giá cá tra từ 1/7/2021 đến ngày 22/2. (Số liệu: VASEP, Đồ họa: Alex Chu)

Trong năm 2021, diện tích treo ao vẫn chủ yếu tập trung vào các cơ sở nuôi không còn vốn để tái sản xuất do thua lỗ từ các vụ nuôi trước; ao bị sạt lở nặng không thể tiếp tục sản xuất. Từ tháng 7 - 9/2021 khi miền Tây rơi vào khủng hoảng dịch bệnh, ngành cá tra bị ảnh hưởng khá nặng nề. Các ao cá chỉ duy trì, hạn chế cho ăn và đâu dám thả nuôi thêm vì rủi ro giá cả và rủi ro từ đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chế biến vẫn có khả năng duy trì và thả giống theo đúng kế hoạch nhờ thế mạnh về quy mô nguồn lực. Ngoài ra, việc thiếu hụt nguồn cung, giá thức ăn liên lục tăng cao, thời tiết thay đổi thất thường, nguồn con giống đạt chất lượng ngày càng khan hiếm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. "Dự kiến năm nay sản lượng cá tra có thể thiếu hụt 20%", ông Hòe nhận định. Trước đó, hồi cuối năm, VASEP cũng từng cảnh báo nguy cơ thiếu cá nguyên liệu trong quý đầu năm nay.

Nguyên nhân thứ hai khiến giá cá tra tăng mạnh đến từ việc các doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều đơn hàng mới năm 2022 với giá tiêu thụ tốt hơn. Điều này đã tăng cường mua thêm từ các hộ nuôi liên kết để thêm sản lượng cung ứng nhu cầu thế giới đang có xu thế tốt cho cá tra philê Việt Nam.

Giá cá nguyên liệu và giá cá giống hiện tại đang có xu hướng tăng, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho rằng giá cá đầu vào đang phản ánh lại nhu cầu thu mua từ nhà máy khả quan khi đơn hàng xuất khẩu tốt, trong khi nguồn cung chưa khôi phục kịp sau thời gian giãn cách.

Kết quả kinh doanh tháng 1 của CTCP Vĩnh Hoàn, doanh nghiệp top đầu trong xuất khẩu cá tra Việt Nam, cũng một phần phản ánh điều này.

Theo đó, hầu hết các quốc gia nhập khẩu sản phẩm của Vĩnh Hoàn đều ghi nhận doanh thu tăng trưởng trên 20% sp với cùng kỳ năm ngoái, duy nhất chỉ có thị trường Trung Quốc đi xuống 36% và chỉ chiếm 3% trong tổng doanh thu.

biểu đồ
Doanh thu tháng 1/2022 của Vĩnh Hoàn so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn: VHC

Nỗi lo không thể mua cá ngoài

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, nguyên Chủ tịch VASEP nhận định thị trường cá tra ngay từ đầu năm đã đón nhận những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, theo ông Lực mức tăng đột biến này cũng có thể là tín hiệu vừa mừng vừa lo. "Mừng vì giá cá nguyên liệu tăng so với mức 24.000 đồng/kg trước tết, sắp tới giá xuất khẩu cũng sẽ tăng lên, nhưng lo là vì mức tăng đột ngột quá khiến nhiều doanh nghiệp không thể mua cá ngoài", Chủ tịch Sao Ta cho biết.

Từ tháng 10/2021 khi trở lại trạng thái bình thường mới, tổng thể ngành cá mới tái khởi động cho chuỗi giá trị cá tra. Với lý thuyết này, có thể đến giữa tháng 6/2022 sản lượng cá mới hồi phục tốt.

"Với tình hình này, các doanh nghiệp cá tra cũng nên tính toán tới việc cân đối hoặc đẩy lượng nuôi cá tra để giảm giá thành sản phẩm cuối cùng, tăng hiệu quả hoạt động, bù đắp năm qua đầy thách thức", ông Lực nói.

biểu đồ
Tồn kho và sản lượng xuất khẩu cá tra. Nguồn: BSC

BSC cho rằng mức tồn kho thấp sẽ tạo áp lực làm tăng giá bán trong khi nhu cầu xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng. Mức tồn kho thấp kỳ vọng làm tăng giá bán khi nhu cầu tiêu thụ ngày khả quan trong khi nguồn cung chưa thể điều chỉnh kịp thời.

"Chắc chắn năm 2022 là năm đầy thú vị cho ngành cá tra Việt Nam. Khủng hoảng từ dịch bệnh năm 2021 sẽ khiến phân hóa không nhỏ các doanh nghiệp chế biến, bản lĩnh nổi trội một số doanh nhân ngành cá sẽ thể hiện rõ hơn qua khó khăn này", ông Lực nhận định.

Kinh tế chứng khoán
Đăng ngày 24/02/2022
H. Mĩ
Kinh tế

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 08:19 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 08:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 08:19 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 08:19 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 08:19 15/11/2024
Some text some message..