Giá thấp, tiêu thụ khó, người nuôi tôm dè dặt đầu tư vụ mới

Giá tôm vụ xuân hè giảm trong khi giá chi phí đầu vào liên tục tăng cao nên nhiều người nuôi tôm Hà Tĩnh hiện chỉ dám đầu tư “cuốn chiếu”, thậm chí không ít hộ “bỏ hồ” ngay trước thềm vụ mới.

ao nuôi tôm
Nuôi tôm “cuốn chiếu” là cách mà gia đình anh Nguyễn Văn Hòa (xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) đang thực hiện trong vụ tôm thu đông. Ảnh: Tepbac.

Đầu tư “cuốn chiếu” nhằm tránh rủi ro là cách mà gia đình anh Nguyễn Văn Hòa (thôn Liên Hà, xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) lựa chọn khi đầu ra khó khăn và giá tôm “xuống dốc” như hiện nay.

Vụ xuân hè năm nay, gia đình anh Hòa nuôi 2 hồ tôm thẻ chân trắng với 60 vạn con. Sau 3 tháng chăm sóc, anh Hòa vừa xuất bán 5 tấn tôm loại 80 con/kg với giá 100.000 đồng/kg (thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 là 20.000 đồng/kg).

Giá rớt đã đành, tôm cũng khó tiêu thụ do ảnh hưởng dịch của COVID-19. Trước đây, nhiều thương lái từ Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh... vào thu mua, đến kỳ thu hoạch là gia đình anh Hòa bán ngay 3 hồ tôm trong vòng 1 ngày. Trái lại, vụ tôm năm nay, anh Hòa phải rao bán từ 3 – 5 ngày mới có người mua và thời gian thu hoạch kéo dài từ 2 – 3 ngày mỗi hồ. Do vậy, gia đình phải mất thêm tiền thuê nhân công thu hoạch và các chi phí khác.

lót bạt nuôi tôm
Nhiều hộ nuôi sau khi thu hoạch vụ xuân hè đã quyết định hoãn thả giống tôm vụ thu đông. Ảnh: Tepbac.

Anh Nguyễn Văn Hòa ái ngại: "Thời tiết hiện vẫn nắng nóng, nếu thả nuôi thì tôm chậm lớn trong khi giá thức ăn tăng cao (bao thức ăn loại 20 kg cao hơn 20.000 đồng so với đầu năm) và giá thuốc thú y thủy sản cũng tăng 10% (từ tháng 4/2021 lại nay) nên chi phí sản xuất chắc chắn bị đội lên.

Ngoài ra, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ hạn chế nên vụ tôm thu đông này chúng tôi không dám đầu tư đồng loạt mà quyết định nuôi “cuốn chiếu”. Ngoài 1 hồ thả nuôi được 50 ngày, hiện chúng tôi đang tập trung vệ sinh ao hồ, xử lý môi trường để thả nuôi thêm 1 hồ với 30 vạn con”.

Gia đình ông Nguyễn Văn Mại (xã Hộ Độ - Lộc Hà) cũng đang gặp khó sau nhiều năm nuôi tôm thâm canh. Vụ tôm xuân hè kết thúc, số tiền thu về giảm gần 300 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2020 do giá tôm rớt thảm.

Ông Mại cho hay: “Vụ vừa rồi, gia đình tôi nuôi 10 hồ tôm, thu về 18 tấn. Ảnh hưởng dịch COVID-19 nên tôm rất khó tiêu thụ, thương lái thu mua với mức giá thấp hơn cùng kỳ năm ngoái từ 16 - 20.000 đồng/kg. Theo đó, tôm loại 100 con/kg giá 80.000 đồng, 90 con/kg giá 82.000 đồng, 80 con/kg giá 84.000 đồng và 70 con/kg giá 86.000 đồng.

Thời tiết vụ xuân hè vừa qua nắng nóng liên tục, tôm chậm lớn, thời gian nuôi vì thế phải kéo dài. Hơn nữa, giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất tăng cao trong khi giá bán giảm nên lời lãi chẳng đáng là bao. Do vậy, chúng tôi quyết định không thả giống vụ thu đông vào thời điểm này, chờ tình hình dịch bệnh ổn định, sau tháng 10 dương lịch mới tính tiếp”.

Trước khó khăn về thị trường, giá cả và chi phí đầu tư, không riêng gia đình ông Mại mà hơn 10 hộ nuôi tôm còn lại tại đồng Bình Hà, xã Hộ Độ cũng đang đồng loạt nghỉ nuôi trong vụ tới.


Nhiều địa phương ở Hà Tĩnh dè dặt trước vụ thu đông. Ảnh: Tepbac.

Được biết, ngoài TP Hà Tĩnh và huyện Lộc Hà thì người nuôi tôm thuộc nhiều địa phương trong tỉnh như: Thạch Hà, Nghi Xuân, TX Kỳ Anh... cũng đang dè dặt khi quyết định đầu tư vụ thu đông.

Bà Huỳnh Thị Ánh Diệu – Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà cho biết: “Tổng diện tích nuôi tôm toàn huyện hiện trên 276 ha. Trong đó, diện tích đã thả nuôi đến 30/7/2021 là trên 230 ha. Thực tế cho thấy, thời tiết nắng nóng, giá cả vật tư đầu vào phục vụ sản xuất tăng cao đã tác động xấu tới hoạt động sản xuất. Ngoài ra, dịch COVID-19 cũng khiến người nuôi tôm khó tiêu thụ, giá thấp nên người nuôi ngại đầu tư lớn cũng là điều dễ hiểu".

Theo lịch thời vụ, hiện đã bắt đầu thả nuôi vụ tôm thu đông, song hầu hết người nuôi tôm trên địa bàn Hà Tĩnh đang thận trọng. "Từ đầu năm lại nay, người nuôi tôm toàn tỉnh đã thả nuôi trên diện tích 2.037 ha, đạt 80,64% kế hoạch năm 2021. Hiện nay, các hộ nuôi đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và thả nuôi vụ mới với diện tích dự kiến khoảng 500 ha, giảm gần 300 ha so với vụ nuôi cùng kỳ các năm trước”, bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản, Chi cục thủy sản Hà Tĩnh thông tin.

Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, trong điều kiện hiện nay, người nuôi tôm cần theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 để chủ động trong sản xuất.

“Nếu người nuôi quyết định tiếp tục duy trì sản xuất thì nên thu hẹp quy mô và mật độ thả nuôi, cố gắng nuôi dài ngày hơn để tôm đạt kích cỡ lớn (từ 40 - 50 con/kg) nhằm gia tăng giá trị sản phẩm. Ngoài ra, người nuôi cần lựa chọn nguồn giống tôm và nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng” - ông Lưu Quang Cần – Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy sản Hà Tĩnh cho biết.

Cũng theo ngành chuyên môn, hiện đang là thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến phức tạp, người sản xuất cần quản lý tốt môi trường nuôi; chủ động phòng ngừa dịch bệnh cho đối tượng nuôi; không xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường...

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 12/08/2021
Thu Phương – Ngọc Loan
Nuôi trồng

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 11:11 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 13:44 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 13:44 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 13:44 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 13:44 15/01/2025

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:44 15/01/2025
Some text some message..