Giá tôm Bạc Liêu đã tăng trở lại

Qua mấy tháng rớt giá, hiện nay giá tôm tăng trở lại. Tôm thẻ cỡ 50 con/kg, thương lái thu mua tại ao từ 123.000 - 125.000 đồng/kg, tôm thẻ cỡ 40 con/kg là 130.000 đồng, tôm sú loại 30 con/kg giá 202.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi tôm lãi khoảng 40.000 đồng/kg tôm.

Giá tôm Bạc Liêu đã tăng trở lại
Ảnh: shutterstock

Giá tôm nguyên liệu tăng, thị trường xuất khẩu tốt là những yếu tố thuận lợi để Việt Nam tăng cường sản xuất tôm.

Theo thống kê, trong 9 tháng của năm, diện tích nuôi tôm nước lợ trong tỉnh Bạc Liêu là 701.302ha (tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2017), sản lượng tôm nuôi đạt 509.400 tấn (tăng 8% so với cùng kỳ năm 2017), giá trị xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD (giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2017).

Thị trường đang diễn biến theo chiều hướng có lợi cho ngành tôm. Vì vậy, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các địa phương khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi tôm nước lợ tại những vùng có tiềm năng và đáp ứng các quy định, điều kiện nuôi tôm nước lợ. Áp dụng các giải pháp công nghệ nuôi tiên tiến, phù hợp để nâng cao năng suất, sản lượng tôm; khuyến khích liên kết theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, không để xảy ra dịch bệnh. Thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi để kịp thời thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người nuôi tôm biết và xử lý khi môi trường không thuận lợi. Đẩy mạnh quản lý chất lượng tôm giống, vật tư đầu vào trong nuôi trồng thủy sản. Các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sản xuất, kinh doanh tôm giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch; sử dụng thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không có trong danh mục; quản lý tốt chất lượng tôm giống. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu mua, vận chuyển, sơ chế, chế biến nhằm ngăn chặn nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu…

Những giải pháp đồng bộ

Theo các doanh nghiệp và hộ nuôi tôm, phải liên kết và xây dựng thương hiệu tôm Việt thì giá tôm mới bình ổn. Ông Nguyễn Văn Hiển (xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình) - người có nhiều năm nuôi tôm, cho biết: “Giá tôm không ổn định (tăng rồi lại giảm, giảm rồi tăng) là do chúng ta chưa liên kết tạo nguồn nguyên liệu với số lượng lớn đủ cung ứng cho các doanh nghiệp. Vì vậy, liên kết các hộ nuôi tôm, thành lập hợp tác xã để ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp thì sẽ ngăn chặn việc thương lái ép giá”.

Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Việt - Úc cho rằng: “Giải pháp để bình ổn giá tôm trước hết là phải xây dựng thương hiệu tôm Việt, có như vậy mình mới định giá sản phẩm của mình. Thứ hai là sản xuất phải ổn định để sản lượng tôm đạt ổn định. Từ đó ký kết trước các đơn hàng cung ứng với thời gian đủ dài. Nếu lượng sản phẩm lúc có lúc không sẽ làm cho khách hàng, đối tác gặp khó khăn. Bên cạnh đó, cần liên kết chặt chẽ khâu cung cấp đầu vào như con giống, thức ăn… đến đầu ra của con tôm, chế biến tôm. Như vậy giá thành con tôm mới giảm, khâu tiêu thụ ổn định và lợi nhuận người nuôi tôm tăng lên”.

Ngành Nông nghiệp tỉnh đang phân công cán bộ chuyên ngành Thủy sản bám sát địa bàn, hướng dẫn bà con nuôi tôm theo hướng bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý tốt môi trường ao nuôi, chăm sóc tôm nuôi. Khuyến cáo nông dân thực hiện quy trình nuôi tôm khai báo (khai báo khi thả giống, khai báo khi bị thiệt hại, dịch bệnh). Cùng với đó là tăng cường tập huấn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thủy sản cơ sở về phòng chống, giám sát, điều tra, xử lý ổ dịch... Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về chất lượng, giá cả vật tư đầu vào, giống thủy sản, thuốc thú y, các quy định về quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 05/11/2018
Minh Đạt
Kinh tế

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 09:53 08/01/2025

Ngành cá ngừ đứng trước cơ hội “vàng” để tăng xuất khẩu sang UAE

Việc ký kết Hiệp định Đối tác giữa Việt Nam - UAE (CEPA) đang mở ra một chương mới cho ngành cá ngừ Việt Nam, đặc biệt trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Cá ngừ
• 09:58 07/01/2025

Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2024 đạt 1,9 tỷ USD và đang có nhiều cơ hội khi bước vào năm 2025. Tuy nhiên, để khai thác thị trường thủy sản lớn nhất thế giới này, thủy sản Việt Nam phải thay đổi nhiều mặt.

Xuất khẩu thủy sản
• 10:06 06/01/2025

Xuất khẩu tôm của Việt Nam chậm lại do các thị trường chính cắt giảm mua hàng

Trong năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đã trải qua nhiều biến động lớn khi các thị trường chính cắt giảm mua hàng do nhiều yếu tố kinh tế và nhu cầu thấp. Theo dữ liệu thống kê gần đây, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng trong tháng 11 đã giảm so với tháng 10, một tháng tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, tính từng góp trong năm, xuất khẩu tôm thẻ vẫn tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tôm sú đến lại giảm 5%.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 31/12/2024

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 20:06 09/01/2025

Cá cảnh mini: Thú chơi nhỏ nhưng ý nghĩa lớn

Nuôi cá cảnh mini đang trở thành một xu hướng phổ biến, không chỉ bởi sự tiện lợi mà còn nhờ vào giá trị tinh thần mà nó mang lại. Những chú cá nhỏ xinh không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn góp phần giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư thái cho chủ nhân. Hãy cùng khám phá ý nghĩa đặc biệt của thú chơi này cùng mình nhé!

Cá cảnh mini
• 20:06 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 20:06 09/01/2025

Tạo đồ trang sức từ vảy cá: Nghệ thuật biến phế phẩm thành kho báu

Khám phá nghệ thuật sử dụng vảy cá để tạo nên những món trang sức độc đáo, thân thiện với môi trường và tiềm năng phát triển trong ngành công nghiệp thời trang bền vững. Những món trang sức này không chỉ thể hiện vẻ đẹp sáng tạo mà còn góp phần làm giảm thiểu rác thải từ ngành thủy sản, mở ra cơ hội mới trong lĩnh vực thời trang bền vững và ý thức bảo vệ môi trường.

Hoa tai
• 20:06 09/01/2025

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 20:06 09/01/2025
Some text some message..