Giá tôm thẻ và tôm sú thương phẩm ở Trà Vinh tăng trở lại

Từ đầu tháng Sáu đến nay, giá tôm thẻ chân trắng và tôm sú thương phẩm ở Trà Vinh đã tăng trở lại, với mức bình quân tăng từ 5.000-10.000 đồng/kg (tùy loại) so với thời điểm tháng trước đó.

Giá tôm thẻ và tôm sú thương phẩm ở Trà Vinh tăng trở lại
Thu hoạch tôm thẻ chân trắng. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)

Cụ thể, tại chợ tỉnh Trà Vinh, hiện tôm thẻ chân trắng loại 70 con/kg có giá 100.000-150.000 đồng/kg, loại từ 40-50 con/kg có giá 120.000-130.000 đồng/kg, loại 20-30 con/kg có giá 220.000-230.000 đồng/kg.

Tôm sú thương phẩm loại 70 con/kg có giá 160.000 đồngkg, loại 40 con/kg có giá 240.000-250.000 đồng/kg, loại 20 con/kg trở lại có giá 320.000 đồng/kg.

Đặc biệt, tôm sú thương phẩm được nuôi quảng canh theo mô hình rừng-tôm hiện đang hút hàng, được thị trường thu mua với giá cao, như tôm sú loại từ 40 con/kg có giá 280.000 đồng/kg, loại 20 con/kg trở lại có giá 350.000 đồng/kg.

Theo bà Nguyễn Thị Nhi, chủ cơ sở mua bán thủy hải sản ở ở xã đảo Long Hòa, huyện Châu thành, giá tôm, nhất là tôm sú thương phẩm tăng trở lại là nhờ sức tiêu thụ thị trường nội địa tăng mạnh. Bởi, do vào thời điểm đầu mùa Hè, lượng khách du lịch tăng cao, các nhà hàng, quán ăn đều có nhu cầu tăng lượng hải sản để phục vụ du khách.

Còn trên thực tế, mặt hàng tôm chế biến đông lạnh xuất khẩu trong thời điểm vào đầu vụ nuôi như hiện nay vẫn còn hạn chế thu mua. Hầu hết, thị trường Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chỉ thu mua mạnh tôm thẻ chân trắng đạt kích cỡ từ 40 con/kg trở lên, tôm sú đạt kích cở từ 20 con/kg trở lại.

Ông Trần Văn Dũng, Chi Cục trưởng Chi Cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, trong định hướng quy hoạch và phát triển nghề nuôi tôm nước lợ và ngập mặn, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh luôn khuyến cáo nông dân phát triển ổn định mô hình nuôi tôm quảng canh theo hướng sinh thái gắn kết với bảo vệ môi trường (rừng-tôm).

Hiện, tỉnh có trên 9.000ha rừng; trong này có 5.120ha rừng được giao khoán cho người dân và các tổ chức bảo vệ; gần 4.000ha diện tích rừng còn lại do người dân tự trồng, quản lý và đã hình thành mô hình rừng-tôm, đảm bảo được tính bền vững.

Theo bà Phạm Thị Hồng Diễm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải, nơi có diện tích sản xuất rừng-thủy sản nhiều nhất tỉnh cho biết, hiện địa phương có hơn 8.500ha nuôi thủy sản; trong đó, mô hình rừng-thủy sản chiếm khoảng 60% diện tích.

Tuy mô hình rừng-thủy sản được nuôi kết hợp gồm tôm sú, cua biển, cá,… cho thu nhập khoảng 150-200 triệu đồng/ha, thấp hơn gấp 2 lần so với mô hình nuôi tôm bán thâm canh và nuôi thâm canh. Tuy nhiên, ưu điểm của mô hình rừng-thủy sản là rất ít bị rủi ro do biến động về về môi trường, người nuôi chủ động được việc thu hoạch khi giá cả thị trường biến động.

Ông Trần Văn Dũng, Chi Cục trưởng Chi Cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết thêm, trong điều kiện giá tôm thị trường không ổn định, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích nông dân nên nuôi rải vụ và kéo dài thời gian nuôi cho tôm đạt kích cỡ ít nhất từ 40-50 con/kg mới thu hoạch.

Tôm đạt kích cỡ này dễ bán thị trường trong nước và giá luôn ổn định ở mức thấp nhất từ 180.000-220.000 đồng/kg, đảm bảo lợi nhuận cho nông dân.

TTXVN
Đăng ngày 07/06/2019
Phúc Sơn
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 08:25 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 08:25 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 08:25 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 08:25 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 08:25 26/11/2024
Some text some message..