Giải bài toán thức ăn thủy sản

Những điểm cần đạt là phải sản xuất các loại thức ăn có độ tiêu hóa cao, giảm ô nhiễm môi trường và giảm lượng bột cá đắt tiền trong thành phần thức ăn. Nếu đạt được những mục tiêu này thì lượng protein chế từ các phụ phẩm từ khai thác và nuôi (chiếm 50% trọng lượng chế biến) của Việt Nam sẽ thay thế lượng bột cá nhập khẩu.

Giải bài toán thức ăn thủy sản
Thức ăn cỡ nhỏ cho cá. Ảnh: LL/Tép Bạc

Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nước ta có khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với sản lượng 3,77 triệu tấn, đáp ứng 85,6% nhu cầu trong nước. Trong đó, 96 cơ sở sản xuất thức ăn cá tra, 68 cơ sở thức ăn tôm sú và 38 cơ sở thức ăn tôm thẻ chân trắng. Tỷ lệ thức ăn thủy sản phải nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm dần, nhưng nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn (như ngô, khô dầu đậu nành, đậu tương, bột cá, dầu cá hồi, nhóm các acid amin…) vẫn phụ thuộc lớn và nhập khẩu với hơn 50%.

Hiện thị phần thức ăn thủy sản gần như nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, thị trường thức ăn cho tôm gần như là độc quyền của các doanh nghiệp ngoại, các doanh nghiệp trong nước hầu như không chen chân vào được.

Chất lượng vẫn phải bàn

Theo thống kê, giá trị nhập khẩu nhóm thức ăn gia súc và nguyên liệu 5 tháng đầu năm 2018 đạt 1,61 tỉ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương là 721 nghìn tấn và 310 triệu USD, giảm 2,4% về khối lượng và giảm 3,5% về giá trị so với cùng kì năm 2017; ngô là 3,91 tấn và giá trị 770 triệu USD, tăng 26,3% về lượng và 23,1% về giá trị; lúa mì khối lượng nhập là 2,44 triệu tấn và 568 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và 28,7% giá trị; sắn và các sản phẩm từ sắn 4 tháng đầu năm ước đạt 1,3 triệu tấn và 460 triệu USD, giảm 25,6% về lượng như tăng 7,3% về giá trị.

Theo các chuyên gia, việc phụ thuộc nguồn thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu khiến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam chứa đựng nhiều rủi ro, giá trị của ngành không cao. Trong 5 năm gần đây, giá thức ăn thủy sản tăng mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phá triển của ngành cũng như người chăn nuôi trong nước vì giá trị gia tăng thấp. Cùng đó, giá thức ăn thủy sản ngày một tăng, chăn nuôi không lãi nhiều nhưng đây vẫn là sinh kế của hàng triệu hộ nông dân. Do vậy, nhu cầu về thức ăn cho nuôi trồng thủy sản khá lớn. Song vấn đề đáng lo ngại  là chất lượng không đi kèm giá cả, và công tác quản lý còn lỏng lẻo, chất lượng chưa đảm bảo.

Hiện công tác quản lý thức ăn thủy sản ở cơ sở dường như bị bỏ ngỏ, chính quyền địa phương kiểm tra chỉ dựa vào cảm quan, chưa thường xuyên lấy mẫu để phân tích chất lượng, nên vẫn tạo kẽ hở cho cửa hàng kinh doanh thức ăn thủy sản nhỏ lẽ trà trộn sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bán cho nông dân với giá rẻ để thu lợi nhuận. Ngoài ra, cơ quan chức năng chưa nắm rõ được sản lượng sản xuất thức ăn thủy sản hàng năm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ mà chỉ ước lượng dựa trên năng lực của các nhà máy đã đăng kí số lượng với cơ quan quản lý nhà nước. Thực tế này đang đặt ra những đòi hỏi cấp bách về việc xây dựng hành lang pháp lý cho việc quản lý chất lượng thức ăn thủy sản; xây dựng các phòng kiểm nghiệm hiện đại, đạt chuẩn cùng đội ngũ cán bộ chuyên môn đủ trình độ để tăng cường công tác quản lý, giám sát. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một câu chuyện dài…

Theo các chuyên gia, các cơ quan chức năng phải tăng cường lấy mẫu phân tích, kiểm tra chất lượng thức ăn và công bố của đơn vị sản xuất để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm các cơ sở sai phạm theo quy định của pháp luật. Cần có các biện pháp quản lý ngay từ khâu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là các chất phụ gia. Cùng với đó, ngành chức năng tập trung đẩy mạnh tuyên truyền để các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh thức ăn và người dân nâng cao ý thức, kiên quyết nói không với chất cấm…

Bài học từ nhiều nước

Trên thực tế, việc quản lý thức ăn trong nuôi trồng thủy sản không hề khó, quan trọng là cách triển khai cũng như hệ thống pháp luật, công tác kiểm định, kiểm soát phải được thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt.

Điển hình như Thái lan, theo chính sách an toàn thực phẩm thủy sản ở nước này, thức ăn trong nuôi trồng thủy sản phải được đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu an toàn thực phẩm. Quản lý chất lượng thức ăn là trách nhiệm của Viện Nghiên cứu thức ăn nội địa, phòng Nghiên cứu và Phát triển thủy sản nước ngọt thuộc Cục Thủy sản Thái Lan (Dò). Ngoài ra, nhiệm vụ này còn có sự hợp tác của cả khu vực tư nhân.

Luật Quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi của Thái lan đã được hình thành từ năm 1982. Theo luật này, việc quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi được tiến hành dựa trên thành phần thức ăn, các thức ăn hỗ hợp dùng cho nuôi thủy sinh vật và các chất bổ sung vào thức ăn. Từ năm 1991 đến nay, luật này vẫn có hiệu lực, Vụ Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan) có trách nhiệm thi hành luật. Bên cạnh đó, Cục Thủy sản còn ban hành các tiêu chuẩn thức ăn hiện đang lưu hành và buôn bán trên thị trường Thái Lan.

Các cơ quan quản lý chất lượng thức ăn của Thái lan chịu trách nhiệm đảm bảo tất cả các thức ăn lưu hành trên thị trường Thái Lan là an toàn đối với vật nuôi, an toàn vệ sinh và chất lượng cao, đảm bảo lợi ích cho người chăn nuôi.

Theo luật hiện hành ở Thái Lan, Cục Thủy sản chịu trách nhiệm cấp giấy phép chứng nhận đối với tất cả thức ăn nuôi thủy sản công nghiệp. Thông qua hệ thống kiểm tra, Cục Thủy sản chịu trách nhiệm quản lý chất lượng thức ăn được sản xuất phù hợp với các đối tượng nuôi. Thức ăn sản xuất phải đúng với các công thức đã được đăng ký…

Hy vọng với việc rút kinh nghiệm từ các quốc gia, việc quản lý thức ăn trong nuôi trồng thủy sản của nước ta sẽ được cải thiện, góp phần thúc đẩy phát triển ngành bền vững.

Contom
Đăng ngày 18/01/2019
Phạm Thu – Anh Vũ
Nguyên liệu

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 09:24 23/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 09:24 23/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 09:24 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 09:24 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 09:24 23/12/2024
Some text some message..