Giải pháp bảo tồn nguồn lợi hải sản biển

Ngành chế biến thủy sản hiện nay đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế toàn cầu.

Chế biến cá tra.
Chế biến cá tra cắt khúc đông lạnh tại nhà máy của Công ty CP Đầu tư phát triển đa quốc gia (Tập đoàn Sao Mai) tại khu công nghiệp Vàm Cống, huyện huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.

Tuy nhiên, với tinh thần chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định của Ủy ban châu Âu (IUU), để có thể bảo tồn nguồn lợi hải sản trên biển, tuân thủ quy tắc khai thác hải sản chung của quốc tế, Việt Nam đang hướng đến giảm khai thác, tăng nuôi trồng trên biển để phát triển bền vững.

Tăng nuôi biển

Với sự phát triển của ngành chế biến thủy sản, cả nước hiện có 620 nhà máy, cơ sở chế biến  thủy sản quy mô công nghiệp, 415 nhà máy đạt tiêu chuẩn sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và các thị trường khó tính khác. Ngoài ra, cả nước có 3.000 cơ sở chế biến nhỏ tại các làng nghề truyền thống như phơi khô, làm mắm, đông lạnh, đồ hộp.

Các sản phẩm thủy sản chế biến của Việt Nam đã có mặt hơn 170 thị trường trên thế giới với đầy đủ các chủng loại sản phẩm hết sức phong phú như thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, đồ hộp. Trong đó, nhiều sản phẩm có chất lượng, giá trị cao, đáp ứng được những thị trường khó tính trên thế giới: Mỹ, EU, Nhật Bản. Các mặt hàng thủy sản chế biến của Việt Nam vẫn còn dư địa để phát triển, đặc biệt là với các thị trường khó tính, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc bảo tồn nguồn lợi hải sản, tạo điều kiện cho nuôi biển phát triển trong tương lai.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ, để ngành thủy sản Việt Nam phát triển bền vững, trong thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục giảm khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ, vùng lộng, tăng cường nuôi trồng thủy sản (nuôi biển), tập trung vào các khâu bảo quản, chế biến, giảm tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch để nâng chất lượng thủy sản và gia tăng giá trị.

Theo đó, định hướng sẽ giảm khai thác thủy hải sản từ 3,9 triệu tấn/năm xuống 2,8 triệu tấn; đồng thời, tăng cường nuôi biển. Để phục vụ cho chiến lược này, bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nuôi biển, nhất là thu hút đầu tư nuôi biển công nghệ cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có những chính sách ưu tiên nguồn lực đầu tư cho việc củng cố, xây dựng mới hệ thống hạ tầng phục vụ cho nuôi biển như phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến từ đó tạo ra các sản phẩm chủ lực có chất lượng, đáp ứng với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Trong năm 2021 cũng như giai đoạn tới, chủ trương của ngành thủy sản Việt Nam là từng bước chuyển đổi từ khai thác sang nuôi trồng và giảm số lượng tàu, tăng cường số tàu xa bờ và giảm tàu gần bờ để bảo vệ hệ sinh thái. Đồng thời, tăng cường được bảo tồn cả khu sinh thái và cả số lượng loài, tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản các đối tượng chủ lực có giá trị kinh tế cao theo hướng nâng cao giá trị, hình thành các chuỗi liên kết, bảo toàn về chất lượng và phục vụ chế biến sâu…

Đáp ứng nguồn nguyên liệu

Nuôi trồng thủy sản trên biển  đang được các địa phương có biển thực hiện áp dụng để hướng đến phát triển kinh tế biển bền vững. Thay vì khai thác, đánh bắt các loài như trước đây, nhiều nơi đã chuyển sang đầu tư công nghệ nuôi biển, đáp ứng nguồn nguyên liệu hải sản cho tiêu thụ trong nước, cũng như chế biến, xuất khẩu.

nuôi cá lồng
Bình Định có hơn 1.300 lồng nuôi cá nước lở ở trong đầm Thị Nại và các cửa sông. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN.

Theo Tổng cục thủy sản, năm 2020, nuôi biển nước ta tiếp tục có sự tăng trưởng tốt. Diện tích nuôi biển đạt 260.000 ha và 7,5 triệu m3 lồng, sản lượng đạt trên 600.000 tấn. Trong đó, cá biển 8.700 ha và 3,8 triệu m3 lồng, sản lượng 38.000 tấn, nhuyễn thể 54.500 ha, sản lượng 375.000 tấn, tôm hùm 3,7 triệu m3 lồng, sản lượng 2.100 tấn, rong biển 10.150 ha, sản lượng 120.000 tấn, còn lại là cua biển và các loài nuôi khác.

Điển hình là tỉnh Kiên Giang đang tập trung phát triển kinh tế biển, phát huy lợi thế về các vịnh, đảo để phát triển nghề nuôi biển, nuôi trồng  thủy sản mặn, lợ.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, phạm vi nuôi biển trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được phân chia thành 2 vùng: Vùng hải đảo bao gồm huyện Kiên Hải, thành phố Phú Quốc, xã đảo Tiên Hải, thành phố Hà Tiên và các xã đảo Sơn Hải, Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương. Vùng ven biển, bao gồm các xã, phường ven biển thuộc các huyện An Minh, An Biên, Hòn Đất, Kiên Lương và thành phố Hà Tiên.

Để thực hiện chiến lược nuôi biển bền vững, UBND tỉnh Kiên Giang đã kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào các dự án phát triển nuôi biển của tỉnh Kiên Giang; trong đó, Tập đoàn Mavin đã nghiên cứu việc triển khai dự án nuôi cá biển quy mô lớn, ứng dụng công nghệ nuôi hiện đại để sản xuất các loại cá biển chất lượng cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Theo đó, dự án của Tập đoàn Mavin tại tỉnh Kiên Giang có tổng vốn đầu tư là 30 triệu USD, triển khai trên diện tích 2.000 ha mặt nước biển, với sản phẩm nuôi trồng là các loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá vược, cá song, cá chim vây vàng... Sản lượng khi vào vận hành ổn định có thể sản xuất 30 nghìn tấn cá biển các loại mỗi năm. Đây là dự án nuôi biển phục vụ xuất khẩu, nên Tập đoàn Mavin cũng đặc biệt chú trọng vào việc kiểm soát môi trường nuôi và truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Ngoài nuôi biển, tỉnh Kiên Giang còn đẩy mạnh phát triển mạnh nghề nuôi tôm nước lợ vùng ven biển. Đến nay, đã hình thành hai vùng nuôi tập trung, gồm: Nuôi luân canh tôm - lúa, nuôi tôm quảng canh ở các huyện vùng U Minh Thượng và nuôi thâm canh công nghiệp ở vùng Tứ giác Long Xuyên. Nhiều tập đoàn, công ty nuôi trồng thủy sản lớn như: Minh Phú, Trung Sơn, BIM - Hạ Long, Thông Thuận… đã chọn Kiên Giang để đầu tư nuôi tôm với diện tích lên đến hàng ngàn ha.

Để đảm bảo môi trường nuôi biển an toàn, thuận lợi cho hoạt động sản xuất, nuôi biển, UBND tỉnh Kiên Giang đã thống nhất chủ trương cho Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Minh Phú (thuộc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú) thực hiện dự án hệ thống cấp nước biển cho vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Kiên Giang.

Mục tiêu của tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, toàn tỉnh có 7.500 lồng nuôi cá biển, 900 lồng nuôi thủy sản biển, tổng sản lượng đạt được khoảng hơn 135.000 tấn. Đến năm 2030 số lượng lồng nuôi cá đạt 14.000 lồng, 2.100 lồng nuôi thủy sản và tổng sản lượng nuôi biển đạt hơn 200.000 tấn. Tổng sản lượng này có thể thay thế cho nguồn hải sản khai thác được định hướng giảm trong thời gian tới.

TTXVN
Đăng ngày 21/06/2021
Hồng Nhung
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 09:17 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 09:17 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 09:17 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 09:17 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 09:17 28/12/2024
Some text some message..