Giải pháp để hạ giá thành tôm Việt

Phát biểu của ông Lê Văn Quang phân tích chi tiết khoản tiền 10.000 tỷ đồng ngành tôm mất đi hàng năm và kiến nghị một số giải pháp để hạ giá thành tôm Việt Nam xuống bằng Ấn Độ trước năm 2030, bằng Ecuador trước năm 2035.

Thu hoạch tôm
Tôm nuôi Việt Nam có năng suất cao nhưng giá thành cũng cao, rủi ro cao nên người nuôi tôm còn nhiều vất vả. Ảnh: Tép Bạc

Đề nghị Chính phủ mạnh tay với kháng sinh

Ông Quang phân tích ngành tôm Việt Nam mất 10.000 tỷ đồng mỗi năm vì thói quen nuôi tôm có sử dụng kháng sinh. Gồm chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để kiểm và kiểm soát kháng sinh từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến, khoản chi phí không nhỏ đã kéo dài hàng chục năm qua. Chi phí kiểm kháng sinh ở các nước nhập khẩu mà doanh nghiệp phải chịu và bị trừ vào giá bán.

Cũng vì thế, cơ hội bán hàng bị giảm đáng kể do thời gian thông quan kéo dài để chờ thời gian lấy mẫu và chờ kết quả kiểm kháng sinh, khiến khả năng cạnh tranh của tôm bị giảm sút.

Hiện tại giá thành tôm nguyên liệu Việt Nam cao hơn 30% so với Ấn Độ và cao hơn gấp đôi so với Ecuador đã làm con tôm Việt Nam mất sự cạnh tranh so với tôm các nước.

Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, hàng năm kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm từ 40 – 45% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Vì vậy, để phát triển ngành thủy sản nên chú trọng nhiều hơn phát triển con tôm, từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, xuất khẩu, giúp con tôm Việt Nam cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới.

Quy trình nuôi tômĐề xuất giải pháp xây dựng các quy trình nuôi tôm tối ưu giá thành thấp cho từng mô hình nuôi. Ảnh: Tép Bạc

Ông Quang kiến nghị “Chính phủ mạnh tay với kháng sinh; kiểm kháng sinh liên tục và thường xuyên ở vùng nuôi, nếu phát hiện kháng sinh phải hủy ao tôm đó ngay thì mới dẹp được thói quen dùng kháng sinh của người dân; kiểm soát chặt chẽ và xử lý thật mạnh tay với công ty và người bán thuốc, hóa chất, chế phẩm vi sinh... có trộn kháng sinh là cắt giấy phép kinh doanh và xử lý hình sự”.

Xây dựng cơ chế hợp tác công tư để giảm giá thành

Đồng thời, ông Quang cũng “Đề nghị Chính phủ cho phép xây dựng cơ chế được hợp tác công tư giữa Doanh nghiệp với các Viện nghiên cứu, trong đó có Viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản II để giảm giá thành tôm nuôi”. Hợp tác trong các vấn đề cụ thể:

Gia hóa cải thiện di truyền tôm bố mẹ sú và tôm bố mẹ thẻ chân trắng để tạo ra tôm giống có khả năng chống chịu tốt và thích ứng tốt với dịch bệnh, thời tiết, khí hậu và môi trường của từng vùng miền của Việt Nam. Sản xuất ra tôm giống chất lượng cao kháng bệnh và thích nghi với thời tiết khí hậu, môi trường của từng vùng miền của Việt Nam, đưa tỷ lệ thành công của ngành nuôi tôm Việt Nam đến năm 2030 đạt trên 60% và đến năm 2035 đạt trên 80% (hiện tại tỷ lệ thành công của nuôi tôm Việt Nam dưới 40%).

Siêu thâm canhThâm canh
Mật độ cao (300-400 PL/m2)Mật độ thả vừa (100-120 PL/m2)
Thay nước thường xuyên (30-50% hàng ngày)Tối ưu hóa việc thay nước (7-10%)
Chủ động sử dụng hóa chấtSử dụng hóa chất tối thiểu, sử dụng tảo, men vi sinh
Tập trung vào tỷ lệ phát triển (TLSS thấp, FCR cao)Tập trung vô kháng bệnh (TLSS ổn định và FCR)
Rủi ro cao, lợi nhuận caoRủi ro trung bình, lợi nhuận trung bình

Đề xuất giải pháp chuyển từ các phương pháp nuôi tôm tốn nhiều chi phí để tối đa hóa sản lượng, sang phương pháp đạt sản lượng ổn định đồng thời tối ưu hóa chi phí lưu động, nuôi tôm có khả năng chống chịu tốt, nuôi tôm bền vững, vừa sức tải của môi trường

Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện các mô hình nuôi tôm sú rừng, tôm sú quảng canh, tôm sú bán thâm canh, tôm sú - lúa, tôm sú thâm canh, tôm thẻ chân trắng thâm canh và tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao với giá thành thấp phù hợp với từng vùng miền của Việt Nam.

Theo ông Quang, với các giải pháp trên nếu Việt Nam làm ngay trong năm nay và làm quyết liệt thì giá thành con tôm Việt Nam sẽ bằng Ấn Độ trước năm 2030 và bằng Ecuador trước năm 2035. Giá thành giảm sẽ giúp người nuôi tôm làm giàu trên chính mảnh đất của mình và giúp các doanh nghiệp chế biến tôm có lợi nhuận tốt hơn để xây dựng ngành tôm vững mạnh, bền vững, giúp đất nước giàu mạnh hơn.

Đăng ngày 07/08/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Sử dụng chế phẩm vi sinh trong kiểm soát dịch bệnh cá tra

Cá tra nuôi ao thâm canh sản lượng cao thì dịch bệnh cũng xảy ra nhiều và việc sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất gây ra nhiều hệ lụy, từ đó đã đặt ra vấn đề sử dụng chế phẩm vi sinh để kiểm soát dịch bệnh.

Vi sinh
• 11:07 20/11/2023

Chứng nhận ASC cho vùng nuôi nghêu tỉnh Tiền Giang

Ngày 15/11/2023, Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang phối hợp với Trung tâm ICAFIS, Tổ chức OXFAM và UBND huyện Gò Công Đông tổ chức Lễ trao Giấy Chứng nhận ASC cho vùng nuôi nghêu của Ban Quản lý Cồn bãi huyện Gò Công Đông.

Cào nghêu
• 08:00 18/11/2023

Nuôi trồng thủy sản và cơ hội đầu tư ở ĐBSCL

Ngày 30/10/2023, tại Cần Thơ, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL cho biết, nuôi trồng thủy sản vùng này áp dụng khoa học công nghệ cao đã khai thác được tiềm năng, lợi thế tự nhiên mang lại giá trị kinh tế lớn.

Ao tôm
• 11:12 17/11/2023

Nghiên cứu tình trạng cá tra không vây, không kỳ

Tình trạng cá tra dị hình không vây, không kỳ gây thiệt hại cho người nuôi có nguyên nhân từ cá tra giống diễn ra nhiều năm qua vừa được các chuyên gia ở Khoa Thuỷ sản của Trường Đại học Nông Lâm TPHCM nghiên cứu.

Cá tra
• 10:16 15/11/2023

Dầu đinh hương chống lại nhiễm trùng ở cá rô phi

Một nghiên cứu gần đây chỉ rõ vai trò hữu ích của dầu đinh hương được sử dụng như chất kích thích miễn dịch cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Dầu đinh hương
• 04:33 07/12/2023

Liều lượng thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo bao nhiêu là thích hợp cho ấu trùng tôm sú?

Tôm giống đóng vai trò then chốt cho sự thành công của một vụ nuôi. Và một trong những yếu tố quyết định chất lượng tôm giống chính là chất lượng và liều lượng thức ăn.

Tôm sú giống
• 04:33 07/12/2023

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 04:33 07/12/2023

Người nuôi cần làm gì khi giá tôm vẫn chưa thay đổi

Với tình hình giá tôm như hiện nay, người nuôi vẫn đang trong trạng thái lo lắng vô cùng. Giá tôm nguyên liệu, đặc biệt là giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu. Trong khi đó giá các nguyên vật liệu sản xuất lại tăng cao khiến người nuôi tôm không có lãi, thậm chí là thua lỗ nặng nề.

Thu hoạch tôm
• 04:33 07/12/2023

Hiện tượng tôm ăn thịt lẫn nhau trong ao nuôi

Tôm rượt đuổi để ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng mà những người nuôi tôm có thể bắt gặp được trong quá trình nuôi. Tuy không phổ biến, nhưng nhìn chung đây cũng làm một điều đang lo ngại vì chưa biết rõ nguyên nhân. Hôm nay Tép Bạc sẽ cùng bà con tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên hiện tượng tôm ăn thịt nhau nhé!.

Tôm thẻ
• 04:33 07/12/2023