Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
Tỉnh Kiên Giang có diện tích tôm-lúa lớn nhất nước ta, hiện đã thả nuôi 105.000 ha. Ảnh: baotainguyenmoitruong.vn

Tỉnh Kiên Giang có diện tích tôm-lúa lớn nhất nước ta, hiện đã thả nuôi 105.000 ha. Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, do nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao khi nắng và giảm vào ban đêm cũng như khi có mưa, đã làm 3.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Trong đó, khoảng 95% diện tích bị thiệt hại do yếu tố môi trường bất lợi, còn lại do bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp.

Diện tích tôm-lúa của Kiên Giang tập trung ở các huyện An Biên, An Minh và U Minh Thượng. Những ngày này, ở đây đồng nước mênh mông với vụ tôm nước lợ đã thả giống 3 - 4 tháng, một số hộ đang thu hoạch. Không khí bao trùm sự lo lắng, bởi không thể làm mái che cho tôm như nuôi công nghiệp, mà chỉ hạn chế tác động xấu bằng việc tăng cường hoạt động đúng kỹ thuật của hệ thống mương sâu xung quanh cho tôm trú ẩn khi môi trường trên ruộng bất lợi. Những người có kinh nghiệm cho biết, nhiệt độ cao như năm nay khi vào mùa mưa là tôm dễ chết hàng loạt do sốc môi trường và dịch bệnh. 

Bởi vì, trời đang nắng nóng, chợt mưa là điều kiện môi trường ruộng nuôi tôm bị biến động mạnh. Nắng nóng năm nay kéo dài, nhiệt độ có ngày lên đến 37oC, nước bốc hơi mạnh, độ mặn trong ruộng tăng, tôm nuôi đã yếu. Trời mưa rào hạ nhiệt độ, làm thay đổi độ pH và còn cuốn phèn, tạp chất quanh bờ xuống ruộng khiến chất lượng nước thay đổi. 

Cán bộ Phòng Khuyến ngư - Nuôi trồng thủy hải sản thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, giới thiệu những giải pháp cần thiết để chống sốc môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho tôm nuôi. Đó là duy trì mực nước mương bao từ 1,2 m trở lên, trên ruộng từ 0,5 m trở lên để có thể ổn định các yếu tố môi trường. Độ trong của nước đảm bảo mức từ 0,3 - 0,4 m để tránh sự phát triển của rong đáy, rong nhớt quá mức, nhiệt độ nước không quá 32°C và tránh được biến động ngày đêm trên 5°C. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời bổ sung khi mực nước hạ thấp; lưu ý lấy nước cần thông qua túi lọc (có mắt lưới dày) đường kính 0,6 m, dài từ 10 - 15 m để hạn chế mầm bệnh bên ngoài, tốt nhất nên có ao trữ nước để lấy vào ruộng khi cần thiết.

Thu hoạch tôm lúaThu hoạch tôm nuôi luân canh trên ruộng lúa. Ảnh: Báo Giao Thông

Tăng cường sử dụng vi sinh xử lý cải tạo môi trường để ổn định môi trường nuôi và bổ sung vitamin, khoáng chất... giúp tôm tăng sức đề kháng, chống chọi với nắng nóng. Đặc biệt với tôm 1 - 2 tháng thả nuôi. Kiểm tra, duy trì các yếu tố môi trường trong khoảng thích hợp, độ mặn 8 - 15‰. 

Nếu độ trong của nước cao và màu nước nhạt, cần dùng phân DAP ngâm nước qua đêm tạt khắp ruộng theo liều lượng từ 10-15 kg/ha. Bên cạnh, có thể sử dụng chế phẩm vi sinh và hỗn hợp cám (700 gram), bột cá (300 gram), rỉ đường (khoảng 2-3 kg) pha với 20 lít nước sạch, ủ 1-2 ngày và tạt khắp ruộng để  cải thiện màu nước, ổn định môi trường. Trường hợp ngược lại, nếu nước có độ trong thấp do nhiều chất lơ lửng, khí độc và tảo độc phát triển thì cần cấp bổ sung nước từ ao dự trữ. Mỗi lần cấp bổ sung không quá 10% lượng nước trong ruộng.

Cán bộ Phòng Khuyến ngư - Nuôi trồng thủy hải sản của tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh, phải thường xuyên quan sát các biểu hiện bên ngoài như màu sắc vỏ tôm, lột xác và hoạt động của tôm để đánh giá sức khỏe. Cứ khoảng 3-5 ngày, nên một lần trộn các chất bổ sung như Vitamine C, men tiêu hóa và Beta-Glucan... vào thức ăn cho tôm để hỗ trợ tiêu hóa, kích thích hệ miễn dịch, tăng khả năng chống chịu của tôm trong môi trường bất lợi. Suốt quá trình nuôi, quan tâm đến quản lý và tạo thức ăn tự nhiên bằng cách sử dụng chế phẩm vi sinh, ổn định môi trường nước trong ruộng nuôi tôm.

Đăng ngày 17/05/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe

Cà Mau lập khu bảo tồn biển ở 3 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc

Ngày 18/6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định số 1206/QĐ-UBND về việc phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau rộng 27.000 ha, tập trung ở vùng biển quanh 3 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc.

Hòn Khoai
• 10:59 01/07/2024

Hiện trạng chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta

Sau bài “Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta” trên Tép Bạc phản ánh thực trạng thiếu thông tin về lĩnh vực này ở nước ta, Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cho hay, đã tổ chức điều tra ngành tôm nước lợ và cá tra, vừa có kết quả. Hiện trạng thu gom, bảo quản, vận chuyển và chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta như sau.

Phế phẩm tôm
• 09:00 21/06/2024

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 08:00 16/06/2024

Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta

Phế phụ phẩm thủy sản là chất thải trong hoạt động xử lý, chế biến tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí; chủ yếu dạng rắn chiếm trên 90% với đầu, xương, da, nội tạng, vây, vẩy, vỏ giáp xác/nhuyễn thể hai mảnh.

Vỏ tôm
• 10:53 11/06/2024

Cà Mau lập khu bảo tồn biển ở 3 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc

Ngày 18/6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định số 1206/QĐ-UBND về việc phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau rộng 27.000 ha, tập trung ở vùng biển quanh 3 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc.

Hòn Khoai
• 12:38 01/07/2024

Độ mặn và độ pH phù hợp để thả giống

Để thuận lợi cho việc tôm giống thích nghi với môi trường ao nhất có thể, người nuôi thường đo độ mặn và pH sao cho phù hợp nhất. Vậy độ mặn và độ pH là bao nhiêu thì thích hợp cho tôm giống nhất. Mời bà con cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 12:38 01/07/2024

Nuôi trồng thủy sản bền vững: Tận dụng tối đa các lợi ích từ công nghệ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực từ dân số ngày càng tăng, ngành nuôi trồng thủy sản đang đứng trước thách thức lớn về tính bền vững. Nuôi trồng thủy sản không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của nhiều quốc gia.

Cá biển
• 12:38 01/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 12:38 01/07/2024

Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
• 12:38 01/07/2024
Some text some message..