Giải pháp kiểm soát tảo lam trong ao nuôi thương phẩm

Việc khống chế và kiểm soát tảo lam là một giải pháp quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, trong nhiều trường hợp nó có thể quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả một vụ nuôi.

Giải pháp kiểm soát tảo lam trong ao nuôi thương phẩm
Tảo lam trong ao. Ảnh: Internet

Tảo lam (Cyanobacteria)– như chúng ta vẫn thường hay gọi – thực ra là vi khuẩn lam có khả năng quang hợp và chúng có cấu trúc gần với vi khuẩn hơn là tảo. Tốc độ phát triển của tảo lam chậm hơn các loải tảo khác. Ở nhiệt độ lớn hơn 25oC, hầu hết các loài tảo lam có tốc độ phát triển cực đại. Khác với các loài tảo khác là thức ăn cho phiêu sinh động vật trong chuỗi thức ăn, tảo lam không bị tấn công bởi phiêu sinh động vật mà chúng bị tấn công bởi vi khuẩn và virus, khả năng tự phục hồi quần thể của tảo lam cũng cao hơn các loài tảo khác, chính vì thế, mặc dù có tốc độ phát triển chậm nhưng tảo lam rất khó bị tiêu diệt và phát triển bền vững hơn.

Trong số các cơ thể tự dưỡng được thì tảo lam được xem là nhóm nguyên thủy nhất. Di tích hóa thạch của chúng phát hiện được cách nay khoảng 3,8 tỷ năm. Chúng được xếp liền sau các vi khuẩn, riêng với các nhóm khác vì ngoài những đặc điểm như chưa có nhân thật, chưa có lạp, chỉ chứa diệp lục tố a, sắc tố phụ trội bản tính protein thường làm cho chúng có màu lam ra thì chúng cũng chưa có sự sinh dục hữu phái, và tản có cấu tạo đơn giản, đơn tế bào hay hình sợi. Tảo lam không có tiên mao, chúng di chuyển chủ yếu bằng cách trượt trên bề mặt. Hầu hết được tìm thấy trong nước ngọt, và đất ẩm ướt, một số ít loài được tìm thấy trong môi trường nước mặn.

Trước hết, chúng ta cần khẳng định: Tảo lam là một loại tảo độc, không có lợi cho các ao nuôi thủy sản. Tảo lam không phải là thức ăn cho các loại phiêu sinh động vật, chúng phát triển mạnh vào giữa và cuối chu kỳ nuôi, khi mà chất thải của động vật tích tụ nhiều, thức ăn dư thừa làm tảo phát triển mạnh mẽ như một lớp sơn quánh đặc phủ kín mặt ao, khi tảo phát triển mạnh sẽ gây thiếu oxy vào ban đêm tùy theo mật độ tảo, góp phần làm cho động vật thủy sản bị ngạt do thiếu oxy. Ngoài việc gây ra các tình trạng trên, chúng còn có thể tiết độc tố gây bệnh cho tôm, cá đặc biệt những loại cá ăn lọc như cá mè trắng, mè hoa và cho cả con người nếu ăn phải.

Nitơ (N) và phospho (P) là những yếu tố quan trọng giúp tảo phát triển, tỷ lệ N:P = 7:1 là tỷ lệ cần thiết cho tảo phát triển. Cả hai yếu tố này đều hiện diện trong ao thông qua quá trình phân hủy hữu cơ, tuy nhiên hàm lượng phospho thì thấp hơn và cần thiết hơn. Cả nitơ và phospho đều có trong thức ăn tôm, cá; chính vì thế khi cho ăn dư thừa thường làm tảo phát triển dày đặc, gây thiếu oxy. Thành phần giống loài tảo phát triển trong ao phụ thuộc vào tỷ lệ N:P. Khi tỷ lệ N:P cao, tức nguồn P trong ao thấp thì tảo lục chiếm ưu thế, nhưng nếu tỷ lệ N:P thấp, tức nguồn P càng cao thì tảo lam sẽ phát triển.

Trong ao nuôi thâm canh mật độ cao, đặc biệt với tôm chân trắng, thức ăn được cung cấp liên tục, có nghĩa là nguồn N và P luôn hiện diện trong ao. Thêm vào đó, P trong thức ăn không được hấp thụ hoàn toàn do thiếu enzyme Phytase trong hệ tiêu hóa của tôm, do đó lượng phospho thải ra môi trường ngoài rất lớn. Vấn đề càng nghiêm trọng hơn, nếu thức ăn cho ăn dư thừa và không được kiểm soát tốt. Phần lớn những trường hợp thế này, tảo lam sẽ phát triển sau đó, đặc biệt vào mùa nắng khi nhiệt độ nước thích hợp để tảo lam phát triển cực đại. Vì vậy bổ sung enzyme Phytase vào khẩu phần ăn hàng ngày cũng là một giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa tảo lam.

Tảo lam được chia thành hai dạng là: Tảo lam dang sợi và tảo lam dạng hạt; tảo lam dạng hạt dạng thường thấy là Microcystic sp... ; tảo lam dạng sợi thường thấy như: Nostoc sp, Anabaena sp, Oscillatoria sp...

Kiểm soát tảo lam trong ao nuôi thương phẩm

Cách nhận biết khi ao nuôi có tảo lam: Dùng đĩa Secchi để đo độ trong của nước, nếu ao có độ trong thấp hơn 30cm, là cảnh báo nước ao nuôi đang dư thừa chất dinh dưỡng, tảo phát triển quá dày. Khi tảo lam phát triển với mật độ dày đặc có thể thấy hạt li ti trên mặt nước bằng mắt thường, nước ao sẽ có màu xanh lam, xanh ngọc, nổi váng xanh trên mặt nước và có mùi hôi. Trời nắng gắt tảo lam thường nổi thành đám trên mặt nước, dạt về cuối gió.

Hình 1: Hình ảnh tảo lam dạng sợi được phóng đại. Ảnh: botnam.com

Khi xác định ao nuôi có sự hiện diện của tảo lam và chúng đang phát triển khá mạnh, Chúng ta cần đưa ra các giải pháp để khống chế và kiểm soát tảo lam kịp thời, nếu không xử lý kịp thì hậu quả xảy ra rất lớn, có khi thiệt hại cả một vụ nuôi. Có rất nhiều giải pháp khống chế tảo lam khác nhau, giải pháp bằng vật lý/cơ học, giải pháp bằng hóa chất và sinh học. Tuy nhiên, mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Ngoại trừ các biện pháp sinh học và vật lý, các biện pháp hóa học thường đưa đến kết quả là tảo chết hàng loạt gây ra tình trạng biến động chất lượng nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ao nuôi, chúng tôi xin phép được giới thiệu một số giải pháp  xử lý hiệu quả nhất cho vấn đề này:

Giải pháp vật lý/cơ học

Giảm cho ăn, hoặc ngưng cho ăn 02-03 bữa.

Cho thay nước: Có thể thay ít nhất 30% lượng nước trong ao, thay trong vòng từ 02 đến 03 ngảy, mỗi ngày 01 lần. Điều này có thể giúp nồng độ dinh dưỡng trong ao thấp hơn và giảm mật độ tảo.

Tăng cường sục khí cũng được sử dụng như là một cách tiếp cận cơ học để kiểm soát tảo. Thêm oxy cho đáy ao có thể kích thích phospho để liên kết và được hấp thụ vào trong trầm tích của ao nuôi. Điều này ngăn không cho phospho sẵn có trong nước để tảo sử dụng và tăng trưởng. Phương pháp này phù hợp hơn khi kiểm soát các loài tảo nổi (planktonic algae) như tảo lam.

Ngoài ra, sử dụng quạt nước không chỉ cung cấp oxy để các vi sinh vật phát triển mà chúng còn có tác dụng tạo dòng chảy, thu gom các hợp chất hữu cơ tích tụ để dễ ràng loại bỏ chúng, giải phóng khí độc và tránh phân tầng nguồn nước.

Theo chúng tôi, giải pháp này chỉ giải quyết tạm thời, không mang tính lâu dài, nó chỉ giảm được mật độ tảo trong ao và tảo sẽ bùng phát trở lại (trong đó có tảo lam) khi có điều kiện thích hợp.

Giải pháp hóa học

Trước tiên, người nuôi tiến hành giảm cho ăn, hoặc ngưng cho ăn 02-03 bữa.

Khi phát hiện trường hợp tảo phát triển quá mức, dùng hóa chất để xử lý như sau: BKC (Benzalkonium Chloride) liều lượng 1 lít/1.000m3 nước hoặc Clear-80 liều lượng 1,5 lít /1.000m3 nước. Dùng vào lúc 09-10h sáng, cho chạy sục khí liên tục.

Hoặc có thế dùng Coptrol (sản phẩm của Australia) là sản phẩm ở dạng đồng hữu cơ, dùng để diệt tảo theo công nghệ mới nhất và có hiệu quả rất tốt. Sản phẩm thân thiện, dễ sử dụng. Đầu tiên, cần xác định số lượng dùng theo yêu cầu của từng ao nuôi, sau đó pha với nước theo tỷ lệ 1:10 - 20 (01 lít Coptrol cho 10 - 20 lít nước). liều lượng dùng 01 – 1,5 lít Coptrol/1.000m3 nước. Thực hiện phun dung dịch đều trên bề mặt ao tôm. Dùng bình/máy phun hoặc bình thuốc nông nghiệp phun trực tiếp lên mặt ao. Lưu ý, không nên sử dụng Coptrol trong trường hợp độ cứng (CaCO3) của nước dưới 50 ppm và khi nhiệt độ của nước dưới 16oC. Ngoài ra, tảo chết nhiều sẽ làm mất ôxy trong nước, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, cá. Bởi vậy, cần diệt tảo một cách từ từ, tốt nhất nên chia hồ/ao ra làm 2 - 3 lần để diệt và mỗi lần diệt cách nhau khoảng 10 ngày. Máy sục khí cần được hoạt động tối đa trong suốt thời giàn này để đảm bảo có đủ ôxy cung cấp cho ao nuôi.

Như chúng tôi đã trình bày, giải pháp này vẫn có một số khuyết điểm, tác nhân hóa học thường đưa đến kết quả là tảo chết hàng loạt gây ra tình trạng biến động chất lượng nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của vật nuôi. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất diệt tảo trong ao nuôi tôm nếu không được tính toán kỹ lưỡng cũng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi, tồn lưu hóa chất, phóng thích độc tố gây hại, làm hư hỏng nền đáy ao nuôi và diệt luôn cả tảo có lợi.

Giải pháp sinh học: Đây là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất.

Trước sự nguy hiểm khi tảo phát triển quá mạnh làm thiệt rất lớn cho người nuôi, chúng tôi nghiên cứu đưa ra giải pháp dùng men vi sinh làm giảm mật độ tảo một cách an toàn, hiệu quả. Biện pháp xử lý như sau:

- Khi phát hiện thấy tảo trong ao nuôi phát triển quá mức, người nuôi cần giảm cho ăn hoặc ngưng cho ăn từ 02 đến 03 bữa;

- Dùng men vi sinh như: Pond Plus của Công ty Bayer với liều lượng 200g/1.000m2. Đánh vào ban đêm kết hợp sục khí mạnh;

- Ngày hôm sau dùng tiếp men vi sinh BZT sản xuất tại Mỹ với liều lượng 100 g/1.000m2 hoặc PonDtox của Công ty Bayer với liều lượng 200g/1.000m2 để xử lý môi trường đáy ao và khí độc.

- Trong quá trình xử lý, dùng khoáng chất đánh vào ao để giúp tôm chống sốc, tăng sức chống chịu khi môi trường thay đổi.

Giải pháp này có độ an toàn rất cao, giúp ổn định môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi; chúng tôi đã dùng rất nhiều lần ngay trong các ao nuôi của đơn vị; ngoài ra còn hướng dẫn giúp một số bà con nuôi tôm trong tỉnh, kết quả thu được rất khả quan, đã hạn chế thiệt hại gây ra do hiện tượng tảo phát triển quá mạnh trong nuôi tôm thương phẩm.

Trên đây, là các giải pháp dùng để khống chế và kiểm soát tảo lam, một loài tảo không có lợi trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng. Trong các giải pháp trên, giải pháp sinh học là giải pháp tối ưu nhất như chúng tôi đã phân tích ở trên. Kính chúc bà con có một vụ nuôi tôm thắng lợi.

Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Quảng Trị
Đăng ngày 01/09/2019
Nguyễn Hữu Vinh
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 09:56 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 09:56 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 09:56 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 09:56 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 09:56 22/11/2024
Some text some message..