Tôm nhiễm EHP thường có biểu hiện còi cọc, chậm lớn, và dễ bị nhiễm các bệnh nguy hiểm như đốm trắng (WSSV), hoại tử gan tụy cấp (AHPND), bệnh đường ruột, bệnh liên quan đến vi khuẩn vibrio.
Khả năng lây nhiễm EHP ở ao nuôi có thể từ nguồn nước, từ phân của tôm bị nhiễm, từ trong ao nuôi có mầm bệnh trước đó, và tôm giống. Do đó, đối với trại sản xuất tôm giống cần phải loại bỏ hoàn toàn EHP trong trại và tôm giống.
1. EHP là gì
Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là vi bào tử trùng microsporidian ký sinh nội bào bắt buộc thuộc họ Enterocytozoonidae, là nguyên nhân gây bệnh chậm lớn trên tôm sú (Penaeus monodon), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và phát hiện đầu tiên tại Thái Lan năm 2004, sau đó bùng phát trên nhiều nước châu Á và châu Mỹ Latin.
- Cấu tạo của bào tử EHP
Bào tử EHP hình oval (1.1 ± 0.2 µm x 0.6 ± 0.2 µm), được bảo vệ bởi vỏ bọc dày có thành phần chitin và protein đặc biệt, giúp bào tử EHP tương tác với tế bào vật chủ. Lớp vỏ chitin giúp bảo vệ bào tử EHP khỏi các điều kiện bất lợi của môi trường và tồn tại trong môi tường nước nhiều năm.
2. Con đường lây nhiễm và Phương pháp kiểm tra EHP trong trại giống
- Vòng đời EHP và phương thức lây lan
Để lây nhiễm được vào cơ quan gan tụy tôm, bào từ EHP phải được “nảy mầm”- quá trình phóng vòi móc, giúp bào tử gắn vào thụ thể trên bề mặt tế bào gan tụy tôm, khởi động quá trình truyền vật chất di truyền và nhân vào bên trong tế bào vật chủ.
- Sự phát triển của EHP bên trong gan tụy tôm
- EHP cần 12 – 15 ngày để hoàn tất quy trình nhân sinh khối 20 – 30 lần trong khối gan tụy tôm.
- Tôm càng khỏe thì khả năng ức chế sự phát triển của bào tử EHP càng cao hoặc trì hoãn thời gian nhân sinh khối của bào tử EHP.
- Mật độ bào tử EHP đạt 2.000 – 5.000 tế bào thì tôm nhiễm bệnh biểu hiện các triệu chứng ra bên ngoài: chậm lớn, lòi xòi, vỏ ốp, xanh vỏ, dễ cảm nhiễm với các mầm bệnh khác như EMS, phân trắng, đốm trắng…
- Truy xuất nguồn nhiễm EHP có trong ao có thể dựa vào ngày phát hiện triệu chứng đầu tiên.
- Các con đường lây nhiễm EHP
- Vật mang EHP được công bố
Loài giáp xác | Động vật phù du | Động vật khác | Yếu tố vô sinh |
Tôm chân trắng | Artemia sp. | Giun nhiều tơ (Polychaeta sp.) | Nước |
Tôm sú | Artemia salina | Ốc đinh | Phân tôm |
Tôm vằn | Crangonyx sp. | Hàu | Bùn đáy ao |
Tôm bạc | Macrocrylops distinctus | 2 mảnh vỏ | |
Cua | Chaetonotidae | ||
Ruốc | Marostomidae | ||
Tép trứng |
- Lây theo chiều dọc và chiều ngang
+ Theo chiều dọc: bệnh truyền từ tôm bố mẹ sang ấu trùng Nauplius
+Theo chiều ngang: môi trường nước nuôi có nhiễm EHP, tôm ăn phải những sinh vật mang mầm bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với sinh vật nhiễm bệnh
- Trong cơ thể tôm
+ Khi được phóng thích, EHP có thể lây sang tế bào gan tụy khỏe khác
+ Mọi giai đoạn sống của tôm đều có thể bị nhiễm EHP
- Phương pháp phát hiện EHP
Hình 3: Bào tử EHP dưới kính hiển vi
- Bào tử EHP có thể phát hiện ở khối gan tụy và đường ruột tôm nhiễm bệnh thông qua kính hiển vi (vật kính x100)
- Phương pháp sinh học phân tử: first step PCR, real-time PCR, nested PCR, LAMP
3. Biện pháp phòng ngừa EHP trong trại giống
EHP hiện nay chưa có phương pháp điều trị EHP, do đó, phòng và kiểm soát bào tử EHP là giải pháp tốt nhất được áp dụng.
Thực hành phòng ngừa EHP tại cơ sở sản xuất tôm giống:
- Xây dựng và triển khai các quy trình quản lý, kỹ thuật đảm bảo an toàn sinh học trong trại giống
- Triển khai giám sát bệnh qua các chương trình tầm soát định kì trong quá trình sản xuất
- Thực hiện các chương trình phòng bệnh tổng hợp, nâng cao sức khỏe của ấu trùng và tôm nuôi
- Các tiêu chí phòng và kiểm soát EHP
- Chặn con đường tiếp xúc của bào tử EHP lên tôm nuôi
- Tiêu diệt bào từ EHP có trong môi trường nước
- Nâng cao sức khỏe và cải thiện đường ruột tôm
- Kiểm soát chất lượng vật mang, như thức ăn tươi sống
Hình 4: Con đường lây nhiễm EHP từ tôm bố mẹ
- Phương pháp phòng ngừa dựa trên các nghiên cứu khoa học
Kiểm soát EHP theo từng giai đoạn sản xuất
- Xử lý nước
- Đảm bảo nước sử dụng được xử lý sạch, không có vật chất hữu cơ, vi sinh vật.
- Tăng pH nước > 9 để kích hoạt EHP nảy mầm. Khi nảy mầm nhưng không có vật chủ thì EHP sẽ bị chết.
- Vệ sinh hồ chứa sau mỗi lần sử dụng: chà toàn bộ bề mặt hồ với dung dịch nước rửa chén và iodin. Rửa sạch và xịt hồ bằng chất diệt khuẩn như axit pH<4, và Chlorine 2000 ppm, phơi khô.
- Kiểm tra chất lượng nước: các yếu tố môi trường điều chỉnh theo ngưỡng tối ưu, nước sử dụng không mang vibrio, nấm, tảo tạp.
- Nước cần lọc qua hệ Ultra fultration (UF), với kích thước lưới lọc 0.02 µm để hạn chế bào tử EHP
- Sản xuất tôm bố mẹ
- Sử dụng tôm bố mẹ không mang các mầm bệnh (SPF – Specific Pathogen Free)
- Kiểm dịch nguồn tôm bố mẹ trước khi đưa vào khu vực sản xuất
- Kiểm tra và đảm bảo thức ăn sử dụng cho tôm bố mẹ không nhiễm EHP: sử dụng nguồn thức ăn có kiểm định về EHP hoặc thức ăn được cấp đông trước khi sử cho ăn
- Có thể bỏ đói tôm mẹ 4 – 6 tiếng trước khi đẻ, để hạn chế mang EHP vào bể đẻ
- Trứng và các giai đoạn Naup cần được rửa sạch với nước hoặc các chất diệt trùng ở nồng độ an toàn (formalin 100 ppm trong 30 giây)
- Định kỳ kiểm tra PCR tôm bố mẹ để phát hiện sớm các mầm bệnh nguy hiểm và có phương pháp xử lý kịp thời, tránh lây nhiễm toàn bộ khu vực sản xuất.
- Quản lý sức khỏe ấu trùng
- Nâng cao sức khỏe ấu trùng tôm
+Lựa chọn Nauplii chất lượng, không mang mầm bệnh EHP
+ Duy trì các yếu tố môi trường phù hợp theo từng giai đoạn
+ Kiểm soát cho ăn: lựa cho thức ăn chất lượng, cho ăn đủ
+ Bổ sung các men vi sinh có lợi, cải thiện vi khuẩn ở môi trường nước và trong đường ruột tôm
+ Kiểm tra EHP khi ấu trùng tôm ăn ít hoặc bỏ ăn
- Tầm soát và kiểm dịch tôm giống trước khi xuất bán: tôm giống không mang EHP
- Nên tiêu hủy các lô tôm giống dương tính với EHP
- Vệ sinh
- Túi lọc: Xịt loại bỏ chất bẩn bằng bơm áp suất. Ngâm túi lọc trong dung dịch axit pH<4, trong 5 tiếng, và chlorine 2000 ppm, trong 5 tiếng. Phơi khô trước khi sử dụng. Sử dụng túi lọc không quá 3 tháng
- Dụng cụ sản xuất:
- Cốc, vợt, dụng cụ lấy mẫu: sử dụng riêng cho từng hồ, từng trại. Ngâm dụng cụ trong dung dịch iodine, thuốc tím pha loãng. Thay dung dịch 2 lần/ ngày
- Ồng nước, ống khí: định kỳ 2 tuần / 1 lần ngâm đường ống lần lượt với dung dịch NaOH (pH>9, 5 tiếng), acid (pH<4, 5 tiếng) và chlorine (5000 ppm, 2 tiếng). Xả toàn bộ nước diệt khuẩn và rửa sạch với nước sử dụng
- Hồ nuôi: Xịt và ngâm trong dung dịch sút 2.5% (25g NaOH/ L nước- pH 12) trong 3 giờ. Rửa sạch và phơi khô trong 7 ngày. Rửa và xịt với dung dịch chlorine – axit (200 ppm chlorine ở pH < 4.5) trước khi sử dụng
- Phương tiện vận chuyển: xe ra vào trại phải đi qua khay khử trùng bằng thuốc tím, và xịt bằng dung dịch chlorine 100 ppm
- Con người: áp dụng các biện pháp an toàn sinh học cho khách tham quan (mang áo blouse, ủng). Khi ra, vào khu vực sản xuất cần phải đi qua khay khử trùng chlorine 100 ppm. Vệ sinh tay bằng cồn 70%
- Lưu ý cho người nuôi khi thả tôm giống
- Kiểm tra PCR tôm giống trước khi mua và thả giống
- Lựa chọn mật độ thả hợp lý và phù hợp với điều kiện kiểm soát EHP của trại nuôi
- Phương pháp thả giống: thuần hóa nhiệt độ, độ mặn, pH nước trong bao tôm giống và nước ao nuôi trước khi thả tôm ra ao nuôi. Hạn chế tối đa tôm bị căng thẳng, stress lúc thả.
- Trong tháng nuôi đầu, cần kiểm tra PCR nếu tôm có dấu hiệu nhiễm EHP, để có phương pháp xử lý phù hợp và kịp thời
4. Giải pháp Elanco nhằm kiểm soát EHP trong trại sản xuất tôm giống
4.1. Hoàn thiện quy trình xử lý nước
Proquatic® PondFlocc
• Lắng nhanh chất hữu cơ lơ lửng, kim loại nặng và độc tố trong nguồn nước
• Liều dùng: 1 - 3 kg/ 1000 m3 nước. Dùng nước sau 12 – 24 giờ xử lý
• Dùng nước tầng mặt, bỏ phần lắng tụ ở dưới đáy hồ
Aquasept® A
• Xử lý sát trùng nguồn nước. Tiêu diệt triệt để vi khuẩn, virus, nấm trong nguồn nước
• Liều dùng: 2 viên/ 5 m3 nước. Chạy sục khí 12 giờ liên tục
• Không sử dụng Aquasept® A trong hồ có tôm
Virkon™ A
• Xử lý sát trùng nguồn nước, tiêu diệt triệt để vi khuẩn, virus, nấm trong nguồn nước
• Liều dùng: 0.6 -1 ppm
• Nguồn nước an toàn sử dụng, hàm lượng tồn dư không ảnh hưởng đến tảo, vi khuẩn có lợi, ấu trùng tôm và người sử dụng
Sát trùng dụng cụ
Virkon™ A:
• Liều dùng:
100 g/ 10 Lít nước: ngâm vợt, dùng cụ vệ sinh trong 2 – 3 giờ
10 g/ 4 L nước: Phun sát trùng trại và khu vực sản xuất
Complex Iodine Solution (01/2019/XNQC-TY)
• Liều dùng: 1 mL/ 100 Lít nước
• Ngâm dụng cụ trong dung dịch đã pha loãng
4.2. Duy trì ổn định môi trường nuôi
Bộ vi sinh (Proquatic® PondPlus®, Deocare® A)
• Bổ sung vi khuẩn có lợi
• Phân hủy mùn bã hữu cơ
• Hấp thụ khí độc nhanh
• Làm sạch môi trường nước
Bộ khoáng (ProteAQ™ Stomi®, ProteAQ™ MineralFix)
• Làm giàu khoáng chất
• Tăng kiềm nhanh
• Giúp tôm nhanh cứng vỏ
• Ổn định pH nước nuôi
4.3. Tăng cường sức khỏe tôm
Bộ vitamin (Aqua C® - 02/2021/XNQC-TY, Prevensa® Mivisol®, Gromix® Shrimp)
• Cung cấp vitamin, khoáng chất
• Bổ sung chất điện giải
• Tăng cường đề kháng
• Nâng cao tỉ lệ dống
Bộ hỗ trợ tăng trưởng (Baymix® Aqualase Plus, Coforta® A, Probai® A)
• Tăng cường sinh lực cho tôm
• Bổ sung vi khuẩn có lợi
• Tăng cường tiêu hóa, giúp tôm hấp thu dinh dưỡng
4.4. Lựa chọn dinh dưỡng tối ưu và an toàn
Tảo đông khô Thalasiosirales
Prolan™ Phylavive™
• Tế bào tảo có kích thước phù hợp, chứa đủ hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu cho ấu trùng tôm từ giai đoạn Zoea – PL1
• Không mang các mầm bệnh, đặc biệt Vibrio
• Mật độ từ 2 x 109 tế bào tảo đông khô/ gr sản phẩm, dễ dàng tính toán lượng tảo cần bổ sung theo nhu cầu ương nuôi
• Chất lượng ổn định và dễ dàng sử dụng, giúp ổn định sản xuất
Tài liệu tham khảo
Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP) | Disease guide | The Fish Site (REF-21642)
https://aquaasiapac.com/2020/09/29/updates-on-ehp-and-shrimp-disease-threats (REF-15707)
https://aquaasiapac.com/2021/02/13/update-on-ehp-at-the-naca-consultation-on-strategies-for-hepatopancreatic-microsporidosis/ (REF-21643)
Thawatchai Chaijarasphong (2020), “The shrimp microsporidian Enterocytozoon hepatopenaei (EHP): Biology, pathology, diagnostics and control”, Journal of Invertebrate Pathology (REF-15095)
Hung Vu-Khac, Thuy Nguyen Thi Thanh. 2018. “Vertical Transmission and Early Diagnosis of the Microsporidian Enterocytozoon hepatonaei in Whiteleg Shrimp Penaeus vannamei”. Journal of Pure and Applied Microbiology. 3 (REF-21687)
Lanxess presentation (EM-VN-22-0055)
Soraphat Panakorn presentation (PM-VN-21-0576)