Giảm độc tính kim loại nặng ở động vật thủy sản

Bacillus coagulans là probiotic có thể giảm độc tính kim loại nặng, đặc biệt là Cadmium (Cd) ở động vật thủy sản.

cá chép
Kim loại nặng đe dọa sức khỏe của cá cá do tổn thương mô và suy cơ quan.

Kim loại nặng là một trong những chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất ở tất cả các hệ sinh thái. Đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản, cá thường bị đe dọa bởi sự tích tụ quá nhiều Cadmium (Cd) dẫn đến tổn thương mô và suy cơ quan. Tiếp xúc mãn tính với Cd có thể gây rối loạn chức năng của nhiều cơ quan như gan và thận, stress oxy hóa, tổn thương hệ miễn dịch, ức chế tăng trưởng và thậm chí gây tử vong ở cá.

Cá chép là loài cá được nuôi phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, sự ô nhiễm Cd đã gây thiệt hại lớn về kinh tế của nghề nuôi cá chép. Sự tiếp xúc với Cd có thể gây tích lũy kim loại trong cá, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn. Vì vậy, việc phát triển một chiến lược an toàn và hiệu quả để kiểm soát mức Cd trong nuôi cá là rất quan trọng.

Việc sử dụng các loài Bacillus làm thuốc giải độc kim loại nặng đã cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn trong vài năm qua. B.coagulans là vi khuẩn gram dương, hình thành bào tử, kỵ khí dễ sinh sản, tạo ra axit lactic nên được sử dụng làm phụ gia trong nuôi trồng thủy sản.

cadmium
Ô nhiễm Cd đã gây thiệt hại lớn về kinh tế của nghề nuôi cá chép.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chế độ ăn bổ sung B.coagulans có thể nâng cao hiệu suất tăng trưởng, phản ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh ở cá (Amoah và cộng sự, 2019). Ngoài ra, B.coagulans đã được chứng minh là làm giảm ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải (Lei và cộng sự, 2014 ).

Do khả năng hấp phụ kim loại nặng và các đặc tính probiotic của B. coagulans, có thể vi khuẩn này giúp cá chống lại độc tính Cd. Nghiên cứu này sử dụng của B. coagulans SCC-19 được phân lập từ ruột của cá chép để chống lại độc tính do Cd gây ra.

Thí nghiệm được tiến hành với ba nhóm như sau: Nhóm Ⅰ (nước không có Cd); Nhóm Ⅱ (0,5 mg/L Cd) và Nhóm Ⅲ (0,5 mg/L Cd + 108 CFU/g B.coagulans).

1. Hiệu suất tăng trưởng

Việc tiếp xúc lâu dài với kim loại nặng có thể gây ra sự ức chế tăng trưởng ở động vật. Kết quả nghiên cứu này cho thấy phơi nhiễm Cd làm giảm tăng trọng của cá chép. Tuy nhiên, chế độ ăn bổ sung 108 CFU/g B. coagulans SCC-19 đã làm tăng đáng kể mức tăng trọng và trọng lượng cuối cùng của cá chép.

Zhai và cộng sự. (2017), đã phát hiện việc bổ sung L. plantarum CCFM8610 trong chế độ ăn uống có thể phục hồi việc giảm tăng trọng cơ thể của cá rô phi khi tiếp xúc với Cd. Điều này có thể được giải thích bởi khả năng loại bỏ Cd cũng như khả năng miễn dịch và chống oxy hóa của các chế phẩm sinh học này.


Probiotic mang lại lợi ích đa dạng trong nuôi thủy sản.

2. Tích tụ Cd trong cả mô gan và thận

Cd trong nước có thể được mang hoặc ruột của cá hấp thụ và sau đó được vận chuyển vào các mô như gan và thận thông qua hệ thống tuần hoàn. Trong nghiên cứu này, phơi nhiễm Cd gây ra sự tích tụ trong gan và thận của cá chép. Tuy nhiên, nồng độ Cd trong thận và gan đã giảm đáng kể khi cá được điều trị bằng B. coagulans SCC-19. 

Wang et al. (2020) cũng phát hiện việc bổ sung B.cereus trong chế độ ăn có thể làm giảm nồng độ Cd trong các cơ quan nội tạng của cá chép Gibel. Nghiên cứu trước đây cũng cho rằng Bacclius sp. có thể liên kết các kim loại nặng trong ống nghiệm ( Xing và cộng sự, 2018 ). 

Quan sát thấy B. coagulans SCC-19 có thể loại bỏ Cd trong cá. Do đó, có thể suy đoán B.coagulans SCC-19 liên kết và loại bỏ Cd trong nước và ruột trước khi được mang hoặc ruột của cá chép hấp thụ. Những phân tích này giải thích thêm về sự giảm đáng kể nồng độ Cd trong mô cá (mô gan 0,021 μg/g và thận 0,059 μg/g) khi bổ sung B. coagulans SCC-19.

3. Tình trạng chống oxy hóa trong các mô gan

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy việc tiếp xúc với Cd có thể thúc đẩy sự tổng hợp ROS do đó gây ra stress oxy hóa ở cá. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã cho thấy stress oxy hóa do tiếp xúc với Cd làm tăng hàm lượng MDA - sản phẩm ổn định của quá trình peroxy hóa lipid. Các enzym chống oxy hóa như CAT, GSH-Px và SOD, là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại stress oxy hóa do kim loại nặng gây ra.

Trong nghiên cứu này, phơi nhiễm Cd làm tăng đáng kể mức MDA và ROS và làm giảm hoạt động của CAT, GSH-Px và SOD trong gan của cá chép. Kết quả này cho thấy việc phơi nhiễm Cd gây ra stress oxy hóa ở cá chép. Tuy nhiên, hoạt động bình thường của các enzym chống oxy hóa đã được phục hồi nhờ sử dụng B.coagulans SCC-19.

Việc bổ sung B.coagulans trong chế độ ăn đã tăng cường hoạt động của các enzym chống oxy hóa trong cá (Yu và cộng sự, 2018). Do đó, khả năng chống oxy hóa của B. coagulans có thể đóng vai trò như một cơ chế giảm bớt căng thẳng oxy hóa do Cd gây ra cho cá.

B. coagulans
B. coagulans có thể đóng vai trò như một cơ chế giảm bớt căng thẳng oxy hóa do Cd

4. Tình trạng miễn dịch trong các mô thận

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phơi nhiễm Cd gây ra tổn thương đến miễn dịch ở vật chủ. Tình trạng miễn dịch trong thận của cá sau khi tiếp xúc với Cd hoặc B. coagulans SCC-19 trong chế độ ăn  được đánh giá bằng cách đo hoạt động của LZM và ACP , mức C3 và C4 và các cytokine TGF-β , TNF-α và IL-1β. 

Trong nghiên cứu, nhóm tiếp xúc với Cd cho thấy giảm mức LZM, ACP, C3 và C4. Điều này cho thấy Cd có thể làm hỏng hệ thống miễn dịch của cá chép. Tuy nhiên, LZM, ACP, C3 và C4 ở cá tiếp xúc với Cd đã được phục hồi đáng kể khi bổ sung B. coagulans SCC-19 trong chế độ ăn. 

Mức độ phiên mã của TNF-α và IL-1β cũng tăng lên đáng kể ở nhóm tiếp xúc với Cd. Mức độ biểu hiện của TGF-β đã giảm rõ rệt ở nhóm Cd so với nhóm chứng. 

Những kết quả này cũng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với Cd có thể làm hỏng hệ thống miễn dịch của cá chép. Tuy nhiên, mức độ phiên mã bình thường của TGF-β, TNF-α và IL-1β đã được phục hồi nhờ điều trị B.coagulans SCC-19.

Một nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rằng việc bổ sung B.coagulans trong chế độ ăn đã cải thiện khả năng miễn dịch của động vật thủy sản (Amoah và cộng sự, 2019).

Việc bổ sung B.coagulans trong chế độ ăn có thể làm giảm nồng độ Cd trong cả gan và thận, đồng thời phục hồi khả năng miễn dịch và chống oxy hóa không đặc hiệu ở cá chép sau khi tiếp xúc với Cd. Nghiên cứu này cho thấy B.coagulans có thể đóng vai trò như một tác nhân probiotic đầy hứa hẹn để giảm bớt tác động độc hại của Cd trong cá chép.

Đăng ngày 24/08/2021
Sương Phạm @suong-pham
Nguyên liệu

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 09:10 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 09:10 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 09:10 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:10 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 09:10 26/11/2024
Some text some message..