Giảm nghèo ở Sơn Thủy

Xác định mục tiêu giảm nghèo là nhiệm vụ then chốt, những năm qua Đảng bộ xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế với hướng trọng tâm là nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, tập trung đầu tư nuôi trồng thủy sản và phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như chế biến nông sản thực phẩm, chế biến gỗ...

đầu tư nuôi thủy sản
Nhờ đầu tư nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ dân ở Sơn Thủy đã thoát nghèo.

Toàn xã hiện có 8 khu dân cư với 7.690 nhân khẩu, trong đó đồng bào theo đạo Thiên chúa chiếm gần 90%. Công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm, UBND xã tập trung đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Cùng với việc chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước cho hộ nghèo, cận nghèo, cấp ủy, chính quyền địa phương còn phối hợp với MTTQ, các đoàn thể nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng gia đình, từ đó chia đối tượng theo từng nhóm để có các giải pháp giúp họ được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ cây, con giống để phát triển kinh tế, tham gia học các lớp dạy nghề... Trong sản xuất nông nghiệp, Sơn Thủy đã tập trung đi sâu vào các chương trình mũi nhọn như: Cây lương thực, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho hộ dân. Để tăng năng suất sản lượng, xã tích cực triển khai thực hiện các mô hình canh tác mới như: Sản xuất lúa lai, ngô lai, lúa chất lượng cao, lúa SRI... đưa tổng sản lượng lương thực ước đạt gần 2.757 tấn/năm, đạt 102,9% so kế hoạch tăng 1,89% so với cùng kỳ. Bình quân lương thực đầu người đạt 568 kg/người/năm. Tổng giá trị sản xuất theo giá thị trường ước đạt 163 tỷ đồng tăng 103,6% so với kế hoạch giảm 8,96% so cùng kỳ  năm 2014. Khắc phục đặc thù đồng chiêm trũng, nhiều diện tích cấy lúa bấp bênh, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế kém, chính quyền xã đã khuyến khích các hộ dân chuyển diện tích ngập úng sang nuôi trồng thủy sản. Hiện ở Sơn Thủy có 57,75ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt trên địa bàn khu 1,2,3 đã hình thành và xây dựng được Làng nghề sản xuất và dịch vụ thủy sản Thủy Trạm thu hút hơn 400 hộ tham gia. Sản lượng cá thịt năm 2015 ước đạt 358 tấn đạt 123,2%  so với cùng kỳ, đạt 119,7% kế hoạch huyện giao. Cá bột khoảng 298 triệu con, cá hương 132 triệu con. Cá giống các loại 43 triệu con, sản lượng đạt 127% so với cùng kỳ, đạt 112% so với kế hoạch. Các loại giống cá có sản lượng và giá trị cao được chú trọng  như cá trắm, cá chim trắng, chép lai 3 màu, rô phi đơn tính, cá vược, nheo lai, trê phi... Các loại thuỷ sản khác có 122 cặp ba ba bố mẹ, 480 con ba ba nuôi. Cùng với sản xuất nông nghiệp, hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp được ưu tiên khuyến khích nên đã có sự tăng trưởng rõ rệt, nhiều cơ sở sản xuất từng bước được mở rộng cả về quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Toàn xã hiện có 44 cơ sở chế biến gỗ, sản lượng chế biến ước đạt 7.890m3 gỗ/năm. Ngoài chế biến gỗ, xã  còn có thêm nhiều ngành nghề khác: Sản xuất vật liệu xây dựng, xay xát, may mặc, gia công cơ khí, sản xuất nhôm kính, khai thác cát, vật liệu xây dựng không nung, sản xuất chậu hoa... thu hút, tạo việc làm cho hàng trăm lao động thời điểm nông nhàn với mức thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng.

Chính sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể xã Sơn Thủy  với các giải pháp cụ thể trong công tác xóa đói, giảm nghèo, sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước của các hộ nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 còn 5,93% giảm 2,06% so cùng kỳ, tỷ lệ cận nghèo 5,04%, giảm 0,28% so cùng kỳ. Thành quả trên chính là minh chứng cho hướng đi đúng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của xã Sơn Thủy.

Báo Phú Thọ, 28/01/2016
Đăng ngày 29/01/2016
Hạnh Thúy
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 18:22 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 18:22 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 18:22 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 18:22 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 18:22 19/04/2024