Giảm phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm thâm canh

Việc nhanh chóng mở rộng diện tích nuôi tôm ở quy mô thâm canh để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đã gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, góp phần làm gia tăng phát thải khí nhà kính – là một trong những nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu.

Giảm phát thải khí nhà kính trên nuôi tôm thẻ thâm canh
Nuôi tôm ở Cà Mau. Ảnh: Báo ảnh Đất Mũi

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, nhóm các nhà khoa học Nguyễn Văn Phụng, Phan Thanh Lâm, Đoàn Văn Bảy, Đỗ Thúy Hà, Patrik Henriksson, Đinh Xuân Lập, Nguyễn Thế Diễn của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Tổ chức Oxfam Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu phục hồi Stockholm – Thụy Điển và Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững ICAFIS, đã nghiên cứu thử nghiệm giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trên nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long cho kết quả rất tốt, có thể áp dụng nhân rộng mang lại những lợi ích thiết thực cho ngành tôm Việt Nam.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, diện tích nuôi tôm nước lợ trên cả nước tăng từ 455.786 ha năm 2001 lên đến 736.000 ha năm 2018, trong đó năm 2018 diện tích nuôi tôm sú đạt 632.000 ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 104.000 ha. Sản lượng đạt được tương ứng năm 2018 khoảng 762.000 tấn (trong đó sản lượng nuôi tôm chân trắng chiếm khoảng 60%), mang lại kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,6 tỷ USD

Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại, các nguồn nước thải và chất thải trong hoạt động sản xuất nuôi tôm lại là các tác nhân chính góp phần làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Cụ thể, nước thải từ nguồn thức ăn dư thừa, phân và các chất bài tiết của tôm; bùn thải chứa các loại hóa chất, thuốc kháng sinh tích tụ và tồn lưu cho môi trường; phát thải từ việc sử dụng điện, dầu từ các thiết bị vận hành như máy bơm, máy sục khí… tại ao nuôi. Các nguồn phát thải này góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính (CO2, SO2, PO4).

Chủ trương của Nhà nước là phát triển bền vững nghề tôm nước lợ để góp phần tái cơ cấu ngành thủy sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do đó, các yếu tố canh tác trong sản xuất nuôi tôm thâm canh và nhận thức về tác động nguồn phát thải cần được quan tâm để sản xuất nghề tôm bền vững hơn.

Các kết quả nghiên cứu về phát thải khí CO2, SO2 và PO4 trong quá trình vận hành hoạt động sản xuất tại trang trại, nông hộ ở Việt Nam còn rất hạn chế và chỉ dừng lại ở mức độ ước lượng thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn hộ, trang trại nuôi thủy sản, chưa có nghiên cứu thực nghiệm để tính toán chi tiết lượng phát thải ra ngoài môi trường từ hệ thống ao tôm thâm canh.

Vì vậy, mục tiêu chính của nghiên cứu thử nghiệm giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trên nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm đo lường các chỉ số giảm phát thải khí nhà kính (GHGs) trong nuôi tôm thâm canh, thông qua việc thực hiện mô hình trình diễn với các giải pháp cải tiến về kỹ thuật và quản lý trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Đồng bằng sông Cửu Long. Dựa trên kết quả nghiên cứu này để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cải tiến kỹ thuật, tăng cường nhận thức về tác động từ môi trường để phát triển nghề tôm bền vững hơn.

Theo đó, hệ thống ao nuôi tôm thẻ thâm canh đã tồn tại trong khu vực nghiên cứu được thiết kế và cải tiến lại gồm có ao lắng, ao nuôi tôm, ao xử lý nước thải. Nhóm nghiên cứu còn rà soát và ứng dụng các thiết bị vận hành hệ thống ao nuôi giảm tiêu thụ năng lượng và đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm, bằng cách thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống quạt nước hợp lý; ứng dụng hộp giảm tốc và con lăn để giảm tiêu thụ điện năng.

Ao lắng (chứa) thả cá rô phi với mật độ 1 – 2 con/m2 để gây nuôi tảo Chlorella, nhằm cung cấp nguồn tảo có lợi và nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn đầu của quá trình nuôi thương phẩm. Quản lý và kiểm soát thức ăn với khẩu phần cho ăn hợp lý giảm thấp hệ số tiêu tốn thức ăn. Nước thải trong ao nuôi tôm từ việc thay nước sẽ được chuyển sang ao xử lý nước thải có thả cá rô phi, để xử lý ô nhiễm hữu cơ trước khi thải ra môi trường bên ngoài hoặc tái sử dụng cho các đợt nuôi tiếp theo.

Tôm thẻ chân trắng được thả trong ao đất với mật độ 80 – 90 con/m2 ở hai nhóm nghiệm thức thí nghiệm. Thời gian nuôi trung bình kéo dài khoảng 2 – 3 tháng. Phương pháp đánh giá vòng đời (LCA) và phần mềm chuyên dụng (CMLCA) được hỗ trợ để phân tích và đánh giá tác động môi trường từ hoạt động sản xuất. Các loại tác động môi trường bao gồm nóng lên toàn cầu (GW), chua hóa (Acd) và phú dưỡng hóa (Eut) được nhóm các nhà khoa học phân tích và tính toán kỹ lưỡng.

Qua phân tích phương pháp đánh giá vòng đời nuôi tôm thẻ, trong các tác động phát thải khí nhà kính thì quá trình sản xuất thức ăn đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ đóng góp cao nhất, tiếp đến là quá trình vận hành ao nuôi. Tác động gây phát thải phú dưỡng hóa chiếm tỷ lệ cao nhất trong quá trình vận hành tại trang trại nuôi tôm. Bằng các giải pháp tác động kỹ thuật trong quá trình vận hành ao nuôi đã góp phần làm giảm tỷ lệ phú dưỡng hóa so với canh tác truyền thống lần lượt là 43,66 và 47,13%.

Kết quả nghiên cứu thử nghiệm giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trên nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long đã cho thấy: Trong các tác động phát thải khí nhà kính thì quá trình sản xuất thức ăn chiếm tỷ lệ đóng góp cao nhất, tiếp đến là quá trình vận hành ao nuôi. Trong đó tác động kỹ thuật vào quá trình vận hành ao nuôi góp phần làm giảm tỷ lệ phú dưỡng hóa, so với canh tác truyền thống.

Để giảm tiêu thụ điện, dầu trong quá trình vận hành hoạt động trang trại nuôi tôm thì cần rà soát thiết kế lắp đặt hệ thống quạt nước; áp dụng hộp giảm tốc và con lăn giảm tiêu thụ điện; cải thiện công tác quan trắc để vận hành chế độ quạt nước hợp lý. Nhằm tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình vận hành trang trại thì việc sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời trong sản xuất là cần thiết và mang lại nhiều tiện ích. Còn giảm tác động phú dưỡng hóa thì giải pháp mang tính khả thi và phù hợp với các trang trại nuôi tôm hiện nay, đó là chuyển sang các hệ thống tuần hoàn khép kín để ngăn chặn các vấn đề phú dưỡng khi xả thải.

TTXVN
Đăng ngày 20/08/2019
Văn Hào
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 09:49 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:27 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:27 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:27 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 20:27 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:27 19/04/2024