Giao Châu: Phát triển nuôi thủy sản

Về Giao Châu (Giao Thủy) những ngày se lạnh này, được chứng kiến sự phấn khởi của người dân khi tôm, cá được mùa sau những ngày vất vả, miệt mài.

Giao Châu: Phát triển nuôi thủy sản
Chăm sóc tôm thẻ chân trắng và cá nước ngọt truyền thống tại hộ ông Vũ Văn Nhi, xóm Tây Sơn, xã Giao Châu.

Hiện toàn xã có 34,8ha nuôi thủy sản với 3 vùng nuôi tập trung là vùng Nhị Trùng, Đầm Rót và Công Điền.

Theo đồng chí Lê Hồng Đăng, Chủ tịch UBND xã Giao Châu cho biết: “Trước kia, những vùng nuôi thủy sản tập trung chỉ là diện tích mặt nước bỏ hoang hoặc là những diện tích trồng lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang nuôi. Đến năm 2002, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, Đảng ủy, UBND xã Giao Châu đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với đảm bảo tiêu thụ sản phẩm. Xã đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi những diện tích bỏ hoang và trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản với những con nuôi chủ lực là tôm, cá truyền thống và một số loại cá nước ngọt khác. Đến nay, những vùng chuyển đổi nuôi thủy sản đều cho hiệu quả kinh tế khá”. 

Trung bình hằng năm, sản lượng nuôi thủy sản của toàn xã đạt khoảng 200 tấn. Nhiều hộ nuôi thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao như các hộ: Phạm Văn Phương, xóm Thành Thắng; Lê Xuân Du, Mai Văn Hùng, xóm Lạc Thuần; Phạm Văn Tưởng, Vũ Văn Nhi, xóm Tây Sơn; Phạm Văn Hào, xóm Bình Mỹ… Ông Phạm Văn Hào, xóm Bình Mỹ có hơn 2ha nuôi xen canh tôm thẻ chân trắng với các loại cá chép, cá trắm cỏ, cá đối… Cá đối được nuôi ghép với cá chép, cá trắm cỏ ngoài hiệu quả kinh tế nhờ có thêm nguồn thu còn với mục đích để cá đối ăn bớt tảo và thức ăn thừa trong ao nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường…

Những ngày đầu bắt tay vào nuôi thủy sản, ông đã đầu tư đến gần 1 tỷ đồng để kiến thiết cơ sở hạ tầng. Ao nuôi thủy sản của ông Hào là hệ thống ao đáy nổi, xung quanh bờ được kè bê tông kiên cố. Ông Hào cho biết: “Nuôi cá ao nổi là phương pháp nuôi không cần đào ao sâu mà quan trọng chỉ cần tạo bờ, xây dựng bờ trên mặt ruộng rồi bơm nước vào để nuôi cá. So với ao nuôi truyền thống, nuôi ao nổi có ưu điểm là khi tát ao có thể tháo nước triệt để, phơi khô dễ, cải tạo đáy ao tốt. Ao nổi với bề mặt cao giúp môi trường nước sạch, cá ít dịch bệnh, giảm thiểu chỉ số tiêu tốn thức ăn. Bên cạnh đó, cá nuôi trong ao nổi được tiếp xúc nhiều với ánh nắng, gió tự nhiên nhiều nên môi trường rất đảm bảo, ít bị dịch bệnh, tiết kiệm được tiền điện và nhân công vận hành máy móc trong quá trình nuôi”. Nhờ chú trọng vào việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nên trung bình mỗi năm, gia đình ông Hào thu lãi 400-500 triệu đồng từ nuôi thủy sản. Thời gian tới, ông Hào dự định sẽ đưa thêm tôm rảo vào nuôi vì đây là loại tôm có tính thích nghi cao, thời gian nuôi ngắn, có thể nuôi quanh năm và tỷ lệ rủi ro thấp.

Hộ ông Vũ Văn Nhi, ở xóm Tây Sơn có diện tích 3,3ha ao nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với các loại cá truyền thống. Ông mới tham gia nuôi thủy sản được 2 năm. Ông Nhi cho biết: “Nhờ học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các mô hình nuôi xen canh tôm thẻ chân trắng với cá truyền thống cùng với những kiến thức bản thân đúc kết được tôi đã quyết tâm đầu tư cơ sở hạ tầng để nuôi thủy sản. Trước mắt cho thấy, nuôi xen canh tôm thẻ chân trắng với cá nước ngọt truyền thống khá thuận lợi. Cả tôm và cá hỗ trợ nhau và đều phát triển tốt, ít bị dịch bệnh. Bên cạnh đó, khi nuôi xen canh như vậy mật độ nuôi mỗi đối tượng đều giảm xuống, giúp chúng nhanh lớn hơn, chi phí sản xuất cũng giảm”. Ông cho biết thêm, điều quan trọng nhất để quyết định hiệu quả vụ nuôi vẫn là nguồn giống phải đảm bảo chất lượng và nguồn nước trong các ao nuôi phải trong, sạch.

Nghề nuôi thủy sản phát triển góp phần thúc đẩy nền kinh tế của xã Giao Châu ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân cũng được nâng cao hơn. Thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Báo Nam Định
Đăng ngày 13/12/2017
Thanh Hoa
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:15 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 16:15 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 16:15 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 16:15 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 16:15 01/12/2024
Some text some message..