Giống cá nước lạnh & đầu ra sản phẩm

Bộ NN-PTNT đã chọn Lâm Đồng để triển khai đề tài “Phát triển giống cá nước lạnh tại VN” do Viện Nghiên cứu Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 đảm trách.

Cá tầm
Cá tầm thương phẩm của Cty Giang Ly

Từ năm 2012 trở về trước, toàn bộ giống cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi vân) của VN đều phải nhập từ nước ngoài về dưới dạng cá con hoặc trứng giống để ấp nở và nuôi ương.

Song, với thành công bước đầu của đề tài trên đã mở ra hướng mới SX giống cá nước lạnh. Thạc sỹ Nguyễn Viết Thùy, Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên (Viện Nghiên cứu NTTS 3) cho biết: Sau 3 năm triển khai, trạm đã tạo được 200 con cá giống hồi vân bố mẹ, SX được 20.000 con cá bột và 10.400 cá giống. Cùng với việc tạo được đàn cá giống bố mẹ, Trạm còn cho sinh sản thành công cá tầm Nga và cá tầm Siberi trong điều kiện tự nhiên ở Lâm Đồng.

Theo kế hoạch đề ra, đến năm 2015, VN sẽ chủ động được 25 - 30% lượng cá giống nước lạnh hồi vân; đến năm 2020, tỷ lệ này là 40 - 45%. Theo quy hoạch phát triển nuôi cá nước lạnh của Lâm Đồng thì đến năm 2020, địa phương sẽ đạt được con số 3.000 tấn cá nước lạnh thành phẩm (gồm 1.000 tấn cá hồi và 2.000 tấn cá tầm), bằng 3/4 số lượng của cả nước.

Một hướng cho đầu ra sản phẩm là nuôi cá tầm lấy trứng và chế biến cá nước lạnh (cả cá tầm và cá hồi) theo hình thức xông khói. Một trong số ít doanh nghiệp bước đầu thành công trên lĩnh vực này là Cty CP Giang Ly ở xã Klong Klăn, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.

Ông Phạm Văn Tiến, quản lý trạm SX cá tầm của Cty Giang Ly ở xã Klong Klăn cho biết: “Đến nay Cty đã đầu tư vào trang trại khoảng 30 tỷ đồng nuôi cá nước lạnh. Đến lúc này, việc nuôi cá tầm và cá hồi và cả việc thu trứng không khó lắm. Có điều, công nghệ công nghệ chế biến, bảo quản, nhất là kỹ thuật xông khói thịt cá và muối trứng là rất cầu kỳ".

KS Nguyễn Đình Quyền, Trưởng phòng Kỹ thuật, Cty Giang Ly xác nhận: “Muối trứng cá tầm là một chương trình dài hơi của Giang Ly. Năm ngoái, khi bắt tay vào thực hiện nghiên cứu, một lứa cá tầm đẻ trứng đã được thu hoạch và đưa vào thử nghiệm, được các nhà khoa học của ĐH Nha Trang hỗ trợ rất tích cực.

Cuối cùng đề tài “Hoàn thiện quy trình chế biến cá hồi, cá tầm xông khói tại Lâm Đồng” của Cty đã hoàn thành và được Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh Lâm Đồng nghiệm thu với kết quả đạt khá.

Báo Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 01/08/2013
KHẮC DŨNG
Nuôi trồng

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 09:28 30/09/2024

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 09:44 27/09/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 22:30 30/09/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 22:30 30/09/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 22:30 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 22:30 30/09/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 22:30 30/09/2024
Some text some message..