Giống tôm càng xanh toàn đực

Đi đầu trong việc sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực theo công nghệ phi vi phẩu tại Việt Nam, Trung tâm Giống Thủy sản An Giang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về con giống chất lượng cao cho các hộ nuôi, một trong các yếu tố đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho nghề nuôi tôm càng xanh tại ĐBSCL

giống tôm càng xanh toàn đực
Tôm càng xanh giống toàn đực

Sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực với công nghệ phi vi phẫu

Tôm càng xanh (TCX) là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Với phẩm chất thịt trắng, chắc, thơm, dinh dưỡng cao,...đối tượng này có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong lẫn ngoài nước. Chính vì vậy, TCX ngày càng trở thành đối tượng nuôi quan trongj, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho nhiều hộ nông dân vùng ĐBSCL, với nhiều loại mô hình nuôi như nuôi trên chân ruộng, nuôi trong ao, nuôi luân canh lúa – tôm và gần đây nhất là nuôi trong ao cá tra.

Với những lợi ích mà đối tượng này mang lại, cùng với chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển của cơ quan quản lý địa phương, đã có thời cả diện tích và sản lượng nuôi con TCX phát triển nhanh chóng tại một số tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ…. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này lại không mang tính ổn định và bền vững. Nghề nuôi TCX phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thách về kỹ thuật nuôi, môi trường, dịch bệnh… trong đó số lượng cũng như chất lượng con giống là một trong những vấn đề đáng báo động và cần phải được quan tâm đúng mức.

Hiện tại, năng lực sản xuất giống TCX trong vùng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu bởi con giống sản xuất tại chỗ về số lượng và chất lượng luôn không ổn định. Trong khi đó, con giống nhập lậu từ Thái Lan, Trung Quốc thì tràn lan, mất kiểm soát. Các hộ nuôi phải sử dụng con giống trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ nên hiệu quả nghề nuôi thấp, ngày càng giảm, diện tích ngày càng bị thu hẹp.

Trước tình hình khó khăn trên, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Trung tâm Giống Thủy sản An Giang đã tập trung công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ khó khăn về con giống cho bà con nông nhân trong tỉnh cũng như các địa phương lân cận. Cụ thể, Trung tâm đã liên kết với công ty Green Advanced (Tp HCM) và tập đoàn Tiran (Israel) sản xuất thành công giống TCX toàn đực với công nghệ không vi phẫu. Đây được đánh giá là phương pháp khá hữu hiệu nhằm cải thiện chất lượng cũng như gia tăng về số lượng con giống TCX, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người nuôi.

Không chỉ cải thiện về chất lượng, gia tăng số lượng, TCX đực do Trung tâm Giống Thủy sản An Giang sản xuất theo công nghệ phi vi phẫu của Israel còn có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ sinh trưởng, kích cỡ khi thu hoạch, thường cuối vụ nuôi tôm đực có kích thước lớn hơn đáng kể so với tôm cái, TCX toàn đực được kỳ vọng là sẽ cải thiện đáng kể năng suất nuôi, gia tăng hiệu quả sản suất cho nông dân. Việc tạo đàn TCX toàn đực nhằm cải thiện năng suất, kích thước khi thu hoạch là mối quan tâm hàng đầu của Trung tâm cũng như của nhiều nhà nghiên cứu.

Trung tâm Giống Thủy sản An Giang luôn đi đầu trong công tác thực nghiệm, nghiên cứu và sản xuất giống, dạy nghề nuôi và sản xuất giống các loại thủy sản cho lao động nông thôn trong tỉnh. Ngoài TCX, Trung tâm còn thành công trong sản giống cá tra giống theo tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP, cá hô, cá linh, cá rô phi đơn tính và gần đây nhất là sinh sản lươn đồng bằng phương pháp sinh sản nhân tạo….

Kết quả thực tế ban đầu

Tại tỉnh An Giang, những năm 2006 – 2008, đã có tới 750 ha nuôi TCX luân canh trên ruộng ruộng lúa. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này diện tích nuôi giảm nghiêm trọng và chỉ đạt khoảng 340 ha, mà nguyên nhân chính vẫn là con giống. Con giống sản xuất trong nước thì quá hạn chế về số lượng, con giống nhập ngoại thì tràn lan, không thể kiểm soát được chất lượng, truy suất nguồn gốc đã làm cho người nuôi gặp rất nhiều rủi ro. 

tôm càng xanh toàn đực
Tôm càng xanh toàn đực thương phẩm

Chính vì thế, thành công trong việc sản xuất giống TCX toàn đực của Trung tâm sẽ phần nào giải quyết được những khó khăn về con giống mà nghề nuôi đang phải đối mặt. “TCX toàn đực được sản suất theo công nghệ không có vi phẫu, không cần cắt bỏ bộ phận sinh dục đực nên được sản đại trà với số lượng lớn và được thực hiện quanh năm. Hiện nay Trung tâm đang sản xuất giao cho khách hàng nuôi trên chân ruộng và kể từ thời điểm này trở đi, chúng tôi có sản phẩm hàng tháng cung cấp cho các hộ nuôi. Năng lực cung cấp dự kiến năm nay là 25 triệu, đến năm 2015 năng lực sản xuất sẽ đạt 100 triệu và từ năm 2015 trở đi sẽ đạt 300 triệu con, đáp ứng phần lớn nhu cầu về con giống cho bà con trong tỉnh và các địa phương lân cận” Bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh – GĐ Trung tâm Giống Thủy sản An Giang cho biết.

Không chỉ giải quyết khó khăn về số lượng, giống tôm càng xanh toàn đực còn mang nhiều nhiều ưu thế nổi trội về tăng trưởng. Bà Trinh cho biết thếm quá trình nghiên cứu dự án, tôm nuôi 4 tháng và kiểm tra kích cỡ trung bình khoảng 30 con/kg, dự kiến sau 6 tháng nuôi sẽ đạt trung bình 20- 25 con/kg, và đang nghiên cứu tiến tới cải thiện kích cỡ khi thu hoạch đạt 10 con/kg, kết quả đạt được là rất khả quan. Và đặc biệt nuôi đối tượng này nuôi với mật độ rất thấp chỉ 5 con/m2. Kết quả khảo sát các hộ nuôi thả giống TCX toàn đực tại An Giang, Đồng Tháp thì sau 1 – 1,5 tháng ương từ post lên giống, trọng lượng trung bình khoảng 600 – 700 con/kg và khi sang đàn với mật độ 5 con/m2 thì tốc độ tăng trưởng của tôm đạt rất tốt. Năng xuát nuôi trung bình dự kiến đạt từ 2,2 -2,8 tấn/ha . 

thu hoạch tôm càng xanh
Thu hoạch tôm càng xanh toàn đực

“Không dừng lại ở những ưu thế về tăng trưởng, nuôi TCX toàn đực tỷ lệ hao hụt rất thấp, giảm đáng kể chi phí về con giống cho người nuôi. Qua kiểm tra trên 5 triệu con giống đã chuyển giao cho các hộ nuôi thì chưa có hộ nào tỷ lệ sống dưới 70% trong giai đoạn ương giống. Đây là một tỷ lệ rất cao so với sử dụng con giống thông thường hay ngoại nhập”- bà Trinh cho biết và giải thích thêm: “Tôm mẹ (con cái giả) được chuyển từ Israel qua nên giá đầu tư rất cao. Con tôm đực được tuyển chọn kỹ càng từ các ao nuôi và nuôi vỗ tích cực nên giá thành tôm giống khá cao so với thị trường, hiện nay khoảng 396 đồng/con nhưng con tôm này được nuôi với mật độ thấp, tỷ lệ sống cao nên so ra người nuôi vẫn còn có lời so với sử dụng con giống thông thường”

Với những kết quả ban đầu rất khả quan đã đạt được, cùng với nhu cầu, đòi hỏi ngày càng trở nên bức thiết của của người nuôi, trong thời gian tới Trung tâm Giống Thủy sản An Giang sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ và đặc biệt là ưu tiên nhập tôm cái giả từ Israel để chuẩn bị sản xuất cung ứng con giống TCX toàn đực chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cho người nuôi tại An Giang và các tỉnh lân cận trong những năm tiếp theo.

THƯƠNG MẠI THỦY SẢN - Số 166 | Tháng 10/2013
Đăng ngày 05/11/2013
Đỗ Văn Thông
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 13:23 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 13:23 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 13:23 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 13:23 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:23 20/11/2024
Some text some message..