Gỡ nút thắt cho tôm Việt Nam

Năm 2017, XK thủy sản lần đầu tiên vượt mốc 8 tỷ USD.Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, doanh nhân ngành tôm, ngành tôm Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với những vấn đề lớn làm hạn chế tới sự phát triển bền vững.

Gỡ nút thắt cho tôm Việt Nam
Nuôi tôm. Ảnh minh họa: Internet

Theo Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2017, XK tôm cả nước đạt 352.290 tấn, trị giá 3,484 tỷ USD, tăng 14,5% về lượng và 22,9% về giá trị so cùng kỳ 2016. Ước tính trong cả năm 2017, XK tôm đạt khoảng 3,8 tỷ USD, gần bằng mức kỷ lục của năm 2014 (xấp xỉ 4 tỷ USD). Như vậy, tôm tiếp tục là mặt hàng thủy sản XK quan trọng nhất và có đóng góp lớn nhất vào thành tích XK ước tính đạt hơn 8,3 tỷ USD của ngành thủy sản trong năm 2017.

Tuy nhiên, còn nhiều điều phải làm để hình thành một ngành tôm bền vững, đạt giá trị gia tăng cao, mang về nhiều ngoại tệ cho đất nước. Trao đổi với NNVN, ông Trần Văn Lĩnh, TGĐ Cty Thuận Phước (Đà Nẵng), cho rằng đang có 4 “nút thắt” làm hạn chế tới sự phát triển của cả ngành tôm.

Trước hết, về con giống, đang quá phụ thuộc vào nước ngoài, khi gần 70% lượng con giống bố mẹ vẫn phải NK. Những con tôm giống bố mẹ NK từ các nước khác, vốn không được sản xuất ra để phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam. Do còn phụ thuộc nguồn giống bố mẹ NK nên giá tôm giống vẫn đang ở mức cao và không ổn định. Năm 2017, giá tôm giống tăng vọt khiến cho giá thành sản xuất tôm thương phẩm bị đội lên nhiều. Do đó, cần phải sớm chủ động được nguồn con giống bố mẹ sản xuất trong nước càng sớm càng tốt. Khi đã chủ động được nguồn giống bố mẹ, ngành tôm Việt Nam mới có thể điểu chỉnh để tạo ra được những con tôm giống thương phẩm phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thức ăn, nhu cầu nuôi thương phẩm…

Ở khâu nuôi, hiện nay, nuôi tôm vẫn chủ yếu là do nông dân thực hiện. Vì thế, dù tôm hàng hóa đã được nuôi ở nước ta từ lâu, đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi bằng công nghệ tiên tiến, nhưng nhìn chung, vẫn chưa có một ngành công nghiệp nuôi tôm thực sự ở Việt Nam. Nuôi tôm vẫn đang mang bản chất của sản xuất nông nghiệp, ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Về công nghệ nuôi, vẫn dựa chủ yếu vào các công nghệ của các công ty nước ngoài.

Sở dĩ có tình trạng trên là do đến nay vẫn chưa có một khu vực nuôi tôm hoàn toàn công nghiệp, khi mà ngay cả một số công ty dù đã tổ chức nuôi tôm, vẫn đang phải sử dụng nhiều ao nuôi phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Bởi vậy, ngành nông nghiệp và các địa phương cần sớm quy hoạch, xây dựng những cánh đồng nuôi tôm công nghiệp với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, nhất là hệ thống thủy lợi riêng biệt, qua đó giúp cho người nuôi chủ động điều tiết được môi trường nước phù hợp với sự phát triển của con tôm.

Nguồn thức ăn nuôi tôm hầu như vẫn đang phụ thuộc vào các công ty có vốn nước ngoài. Mà những công ty này, lại cũng đang phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu NK. Chẳng hạn, 90% bột cá để sản xuất thức ăn cho tôm đang phải NK, do nguồn bột cá trong nước chỉ có thể làm thức ăn cho gia súc, cho cá. Đậu nành gần như 100% phụ thuộc vào NK... Điều này khiến cho giá thức ăn nuôi tôm ở Việt Nam đang cao hơn so với sản phẩm cùng loại ở các nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ…

Tất cả những yếu tố nói trên đang khiến cho nuôi tôm ở Việt Nam chưa có được sự phát triển bền vững. Trong khi ở nhiều nước nuôi tôm lớn khác, tỷ lệ nuôi thành công lên tới 70%, thì ở Việt Nam chỉ mới đạt khoảng 40%. Đó là nguyên nhân khiến cho giá thành tôm nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn so với nhiều nước nuôi lớn khác, và không đủ sức cạnh tranh với tôm nuôi từ các nước châu Á khác như Ấn Độ, Thái Lan… Bằng chứng là trong 3 năm nay, Việt Nam hầu như không thể XK tôm dạng nguyên liệu cơ bản.

Ngoài ra, việc chưa kiểm soát thật tốt khâu XK, nhất là XK tiểu ngạch cũng đang ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của cả ngành tôm. Nếu như XK chính ngạch vào các thị trường đang được kiểm soát rất tốt, thì XK tiểu ngạch lại chưa kiểm soát được. Những năm qua, thương nhân Trung Quốc đổ xô sang Việt Nam mua tôm nguyên liệu rồi đưa qua đường tiểu ngạch về Trung Quốc. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng, ATTP của tôm Việt Nam. Bởi các thương nhân Trung Quốc hầu như không quan tâm tới dư lượng kháng sinh, dư lượng hóa chất… trên tôm, mà chỉ quan tâm tới màu sắc, kích cỡ con tôm. Do đó, sự xuất hiện và thu mua tôm nguyên liệu của họ một cách ồ ạt mà không quan tâm tới chất lượng, ATTP, đã làm phá vỡ những nỗ lực của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động nông dân nuôi tôm không dư lượng kháng sinh.

NNVN
Đăng ngày 06/01/2018
Thanh Sơn
Kinh tế
Bình luận
avatar

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023

Theo Trung tâm chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), sản lượng thủy sản tháng 6/2024 ước đạt 869,5 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá đạt 1.727,1 nghìn tấn, tăng 2,8%; sản lượng tôm đạt 366,6 nghìn tấn, tăng 4,1%.

Cá biển
• 10:03 26/07/2024

Thức ăn trong chuyển đổi xanh ngành nuôi trồng thủy sản

Khái niệm chuyển đổi xanh xuất hiện từ Phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thủy sản FAO vào tháng 2 năm 2021, và đặc biệt là tuyên bố về nghề cá và nuôi trồng thủy sản bền vững, đã được tất cả các thành viên FAO đàm phán và thông qua. Tuyên bố kêu gọi hỗ trợ cho “một tầm nhìn phát triển và tích cực đối với nghề cá và nuôi trồng thủy sản trong thế kỷ 21, nơi ngành này được công nhận vì đóng góp của nó trong việc chống đói nghèo và suy dinh dưỡng”. Trên cơ sở đó, các hội nghị khu vực của FAO trong năm 2024 có những nỗ lực tập trung vào các hành động ưu tiên để đạt được ba mục tiêu toàn cầu: nuôi trồng thủy sản bền vững tăng trưởng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thức ăn thủy sản; quản lý nghề cá hiệu quả vì nguồn lợi thủy sản lành mạnh hơn và công bằng hơn sinh kế; và nâng cấp thức ăn thủy sản chuỗi giá trị để đảm bảo kinh tế, xã hội và tính bền vững của môi trường.

Vật nuôi thủy
• 11:25 19/07/2024

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Lợi ích khi lựa chọn tôm giống cải tiến gen

Ngành nuôi tôm đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nhiều quốc gia. Tuy nhiên, việc nuôi tôm không phải lúc nào cũng suôn sẻ, khi các vấn đề như bệnh tật, điều kiện môi trường, và hiệu suất tăng trưởng vẫn là những thách thức lớn đối với người nuôi. Trong bối cảnh đó, tôm giống cải tiến gen xuất hiện như một giải pháp tiềm năng mang lại nhiều lợi ích vượt trội.

Tôm giống
• 15:09 27/07/2024

Giải oan cho loài cá xấu xí nhất thế giới

Trên thế giới không hiếm sinh vật biển nổi tiếng nhờ ngoại hình xinh đẹp; thế nhưng đối với trường hợp của loài cá Blobfish thì cá biệt hơn bởi chúng gây chú ý với nhiều người nhờ vào vẻ ngoài “có một không hai” của mình.

Cá giọt nước
• 15:09 27/07/2024

Thủy sản nuôi trồng tăng 4,1% và khai thác tăng 1%

Báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản khai thác chưa giảm được theo kế hoạch tuy nhiên tỷ lệ tăng đã thấp hơn nuôi trồng; cụ thể sản lượng nuôi trồng tăng 4,1% còn khai thác chỉ tăng 1%.

Tàu cá
• 15:09 27/07/2024

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023

Theo Trung tâm chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), sản lượng thủy sản tháng 6/2024 ước đạt 869,5 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá đạt 1.727,1 nghìn tấn, tăng 2,8%; sản lượng tôm đạt 366,6 nghìn tấn, tăng 4,1%.

Cá biển
• 15:09 27/07/2024

Kích thích hệ miễn dịch cho tôm nên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần nào?

Để bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của tôm, việc kích thích hệ miễn dịch thông qua việc sử dụng các sản phẩm chứa những thành phần đặc biệt là rất cần thiết. Các thành phần này không chỉ giúp tôm phát triển khỏe mạnh mà còn giảm thiểu rủi ro mắc bệnh, từ đó tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Tôm thẻ
• 15:09 27/07/2024
Some text some message..