Gợi ý sử dụng vi sinh trong sản xuất giống cá tra

Như tin Tép Bạc đã đưa, chiều 2/2/2024, tại Trường Đại học Cần Thơ, Trường Thủy sản ký thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ sinh học Ứng dụng ABTECH triển khai ứng dụng và phát triển các sản phẩm nhằm phục vụ cho nghề nuôi trồng thủy sản bền vững. Nhiều năm qua, Công ty đã nghiên cứu ứng dụng thành công các chủng loại vi sinh vật có lợi để kiểm soát chất lượng nước và ức chế vi khuẩn gây bệnh. Điển hình trong ương nuôi giống cá tra từ cá bột, Công ty giới thiệu chi tiết quy trình sử dụng sản phẩm vi sinh ABTECH.

Vi sinh
Sau khi tạt diệt khuẩn và ngoại ký sinh cần cấy bù các loại vi khuẩn có lợ

Bón phân gây màu 

Sau khi chuẩn bị ao, xử lý nước, tiến hành bón phân gây màu: Ủ thức ăn bột/bột cá và bón men vi sinh liên tiếp 2 lần trong 2-3 ngày với liều lượng thức ăn bột/bột cá 2kg, mật rỉ đường 2kg, và mỗi thứ 2 lít gồm EM-AQUA, RHODO-POWER, BIO-TCgm/BIO-TCxh/BIO-TCgm(KN), dùng 20 lít nước sạch ủ trong 24 giờ có sục khí, rồi hòa với nước ao đã xử lý để tạt cho 1.000 m3 nước nuôi. 

Lưu ý trong gây màu

Tạt lần 1 với thức ăn bột đã ủ theo liều lượng như trên cần theo dõi kiểm tra mật độ tảo và phiêu sinh vật mà điều chỉnh số lượng để tạt lần 2 cho phù hợp. Trường hợp thời tiết, thổ nhưỡng chưa phù hợp hoặc không thuận lợi cần kiểm tra xác định rõ nguyên nhân mà chọn phương án xử lý khắc phục cho phù hợp theo một số gợi ý, nếu không có đủ nắng nên kéo giãn thời gian kết hợp phân bón vô cơ và bổ sung giống; Dư lượng hóa chất xử lý nên bổ sung các gốc hóa chất trung hòa dư lượng; Đáy/ nước ao có nhiều phèn nên sử dụng vi sinh khử phèn và kéo giãn thời gian hoặc tạt thêm vôi 30kg/1000m3; Nguồn nước xấu hoặc nhiệt độ thấp làm tảo lên kém có thể dùng phân bón hóa học 1kg NPK + 0.5kg lân cho 1000m3 hoặc/và bổ sung tảo giống để nhanh lên màu. 

Tất cả các trường hợp cần kéo giãn thời gian để xử lý khắc phục trong giai đoạn gây màu cần duy trì tạt bổ sung mỗi ngày theo liều lượng 2 lít RHODO POWER; 1 lít BIO-TCgm-tc/BIO-TCxh-tc/BIO-TCgm(KN)-tc/1.000m

Thả cá và chăm sóc 2 tuần đầu 

Khi tạt đủ 2 liều thức ăn bột đã ủ, kiểm tra thấy cột nước có màu tảo và sự hiện diện dồi dào của phiêu sinh vật, có thể tiến hành thả cá trong vòng 48 giờ. Trường hợp đã thả cá bột mà gặp thời tiết bất lợi, có thể tăng cường lượng thức ăn bổ sung đậm đặc trong 2-3 cữ ăn đầu của cá bột theo liều lượng 2 lít RHODO POWER S/1.000 m3 nước.    

Theo dõi chăm sóc trong 2 tuần đầu sau thả cá:   

Tuần 1, duy trì tạt thức ăn ủ với men vi sinh hàng ngày vào buổi sáng theo liều như trên có bổ sung thêm trực tiếp trước khi tạt: 2 lít RHODO POWER S và 1 lít BIO-TCgm-tc/BIO-TCxh-tc/BIO-TCgm (KN)-tc cho 1.000 m3 nhằm kích thích tảo và hệ phiêu sinh vật trong ao. Thu mẫu theo dõi quan sát biểu hiện của cá mỗi ngày 2 lần lúc 6 giờ sáng và 6 giờ tối nhằm điều chỉnh thành phần thức ăn mỗi ngày bảo đảm lượng thức ăn tươi sống cho đàn cá. Thông thường trong thời tiết ấm áp cá có thể bắt đầu vô mồi vào ngày thứ 5 sau thả, nên trộn thêm một 1 ít bột cá cho cá quen mùi rồi tăng dần. 

Cá tra giốngCá tra giống. Ảnh: traicatandung.vn

Tuần 2, tăng tỷ lệ thức ăn bột không ủ và giảm thức ăn ủ: 3 ngày/lần, buổi chiều tạt 1 lít RHODO-POWER/1.000-2.000 m3 nước. Mùa mưa, nước ao bị đục ngoài việc đi vôi mé, tạt muối để ổn định pH, giảm stress cho cá, tạt thêm 1-2 kg BIO-ZEOtc và 1 lít EM-AQUA/1.000m3 để hỗ trợ lắng đáy chất hữu cơ, làm nước nuôi mau trong. Trong tuần 2 này thường xuyên lấy mẫu theo dõi quan sát mật độ ký sinh trùng để xử lý kịp thời, thông thường sẽ tiến hành tạt diệt khuẩn và ngoại ký sinh lần đầu vào khoảng ngày thứ 9 -15 là lý tưởng và áp dụng liều đầu nhẹ liều sau tăng lên gấp đôi, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cần quan sát hàng ngày mà xử lý đúng thời điểm dựa trên kết quả quan sát được.  

Sau khi tạt diệt khuẩn và ngoại ký sinh cần cấy bù các loại vi khuẩn có lợi và nhóm ức chế bệnh vào môi trường nước nuôi liên tục 2 -3 ngày nhằm duy trì mật độ hiệu dụng trong việc phòng bệnh và duy trì chất lượng nước. Liều khuyến cáo: Mỗi thứ 2 lít gồm EM-AQUA, RHODO-POWER, BIO-TCgm/BIO-TCxh/BIO-TCgm(KN) cho 1.000 m3 nước. Vào cuối tuần thứ 2 (ngày 10-15) là cá bể móng hoàn toàn, cần theo dõi tập trung vào tỷ lệ trộn các cỡ thức ăn tăng dần tỷ lệ viên nổi nhằm kéo bầy cá lên ăn mặt để dễ kiểm soát lượng mồi và lấy mẫu quan sát, đồng thời tập cho cá bắt mồi tổng hợp (weanning) 

Chăm sóc từ tuần 3 

Tuần 3 và 4: Lăp lại liều tạt của tuần 2 sau mỗi 3 ngày và theo dõi điều chỉnh số lượng. Tỷ lệ các cỡ viên thức ăn để dìu bầy cá có kích cỡ đồng đều nên chia nhiều cữ và nhiều cỡ viên, thu hẹp dần quầng ăn 

Cá thả sau 1 tháng: Tạt duy trì liều men vi sinh như trên. Bắt đầu trộn tẩm các thành phần vi sinh vào thức ăn trước các cữ ăn theo liều lượng sau: Mỗi thứ 1 lít gồm EM-AQUA, RHODO-POWER S, BIO-TCgm/BIO-TCxh/BIO-TCgm(KN), BIO-TC MTH cho 50 kg thức ăn. 

Cá thả sau 2 tháng trở đi: Tạt duy trì liều men vi sinh như trên 1 tuần tạt 1 lần, ngay sau khi bơm châm hoặc thay nước. Tiếp tục duy trì 1/2 liều trộn cho ăn (liều trên nhưng trộn cho 100 kg cám) hoặc trộn cách cữ. Theo dõi lấy mẫu bệnh từ các cá khờ làm KSD chuẩn bị cho các đợt trị bênh thật hiệu quả. 

 Men vi sinh dùng để trộn cho cá ăn 

Để phòng ngừa bệnh gan thận mủ, xuất huyết, bóng hơi cho cá, nên trộn cho ăn thường xuyên các loại men vi sinh tương ứng 1 lít BIO-TCgm-tc/BIO-TCxh-tc/BIO-TCgm(KN)-tc/50kg thức ăn. Để cá tiêu hóa và hấp thu thức ăn, tăng trọng, cho ăn mỗi thứ 1 lít gồm BIO-TCMTH-tc, RHODO-POWER S/100kg thức ăn. Trộn cho ăn 3 cữ/3 ngày/1 tuần. 

Thường xuyên theo dõi vớt sạch xác cá hao, kiểm tra dấu hiệu bệnh ở cá khờ để quyết định liều lượng, loại men vi sinh phù hợp. Định kỳ 10 ngày tạt diệt khuẩn và ký sinh trùng sau đó cấy bù lượng vi sinh nhằm đạt mật độ hiệu dụng ban đầu. 

Trường hợp cá hao tăng bất thường, tùy vào từng triệu chứng bệnh, ngưng cho cá ăn 2-3 ngày, làm KSĐ. Nếu cá giảm hao cho cá ăn lại, nếu cá hao tăng sẽ cho cá ăn thuốc. Tăng cường tạt men vi sinh thứ cấp tương ứng với từng loại khuẩn gây bệnh 1 lít/500 m3 nước (gấp đôi liều bình thường) 

Cá traCá bắt đầu vô mồi vào khoảng ngày thứ 5 và cần được làm quen với mùi bột cá để sẵn sàng chuyển sang thức ăn tổng hợp. Ảnh: auvietpharma.com.vn

Những lưu ý khi sử dụng men vi sinh của Công ty ABTECH: Những ao mới sử dụng nên tạt và cho ăn hàng ngày – trong khoảng 1-1,5 tháng để đưa lượng vi sinh có lợi đạt số lượng hiệu dụng vào môi trường nước nuôi và trong đường ruột cá. Cần theo dõi chặt chẽ nhằm chọn thời điểm thích hợp cho các hoạt động xử lý KST và diệt khuẩn tổng hợp để kéo dãn thời điểm xử lý nhằm tăng sức chống chịu của bầy cá và phát hiện sớm các triệu chứng bệnh nhằm chuẩn bị các loại thuốc đặc trị phù hợp để có chiến lược trị bệnh hiệu quả. Khi cá bệnh, hao nhiều – đã tạt vi sinh mà không giảm, tiến hành tạt diệt khuẩn – lựa chọn loại thuốc diệt khuẩn có thời gian phân hủy nhanh – sau đó tạt vi sinh để nhanh chóng đưa nhóm vi sinh có lợi vào chiếm lĩnh các ổ sinh thái trong môi trường nước ao nuôi. 

Khi cá bệnh, cho ăn thuốc – tăng cường tạt vi sinh để hỗ trợ xử lý chất hữu cơ, vì lúc này thức ăn chỉ là mồi dẫn phần lớn sẽ thải ra môi trường nước nuôi và tích lũy trở thành gánh nặng chất thải hữu cơ nền đáy. 

Lưu ý các thời điểm nhạy cảm 

Cá bắt đầu vô mồi vào khoảng ngày thứ 5 và cần được làm quen với mùi bột cá để sẵn sàng chuyển sang thức ăn tổng hợp. Cá có thể bị KST, nấm, vi khuẩn bám vào mang (sưng đỏ mang) hoặc đuôi từ ngày thứ 7-15, cần lấy mẫu quan sát (soi kính) và chọn thời điểm, loại hóa chất xử lý phù hợp cần thiết cấy bù vi sinh ngay sau khi xử lý hóa chất (1-2 giờ sau khi xử lý tùy theo loại hóa chất chọn dùng trong xử lý lần đầu).  

Cá có thể bị thối đuôi vào ngày thứ 12-15 cần theo dõi quan sát và thay đổi hóa chất liều lượng cho phù hợp, cần thiết cấy bù vi sinh ngay sau khi xử lý hóa chất (2-3 giờ sau khi xử lý tùy theo loại hóa chất chọn dùng trong xử lý để tránh sự xuất hiện bệnh do bầy cá bị stress sau lần xử lý thuốc rất dễ bị cảm nhiễm).  

Cá có thể xuất hiện bệnh mủ gan vào ngày thứ 15-22, cần theo dõi quan sát làm KSD và lựa chọn cắt mồi xử lý diệt khuẩn hoặc trộn kháng sinh theo liều lượng và chủng loại phù hợp để trị bệnh hiệu quả. Cấy bù lượng vi sinh nhằm bảo đảm mật độ hiệu dụng càng sớm càng tốt ngay sau các lần dùng thuốc hoặc xử lý hóa chất diệt khuẩn và KST là một chìa khóa của thành công. 

Đăng ngày 09/02/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 09:54 11/12/2024

Tôm giống còn nhiều tồn tại và giải pháp khắc phục

Ngày 31/10/2024, báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, hoạt động sản xuất tôm giống còn nhiều tồn tại, cần các giải pháp khắc phục trong những tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025 để đạt mục tiêu đủ tôm giống tăng trưởng nhanh, chống chịu với điều kiện môi trường và sạch bệnh/kháng bệnh.

Tôm giống
• 11:17 09/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 03:47 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 03:47 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 03:47 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:47 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 03:47 23/12/2024
Some text some message..