Guanosine monophosphate với miễn dịch cá tráp

Hiệu quả của việc bổ sung Guanosine monophosphate (GMP) vào thức ăn cho cá tráp (P. major)làm cá tăng trưởng tốt, tăng tỉ lệ sống, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, kích thích cơ chế đáp ứng miễn dịch và các chỉ tiêu huyết học của cá, qua đó tăng khả năng chống chịu stress.

Guanosine monophosphate với miễn dịch cá tráp
Ảnh minh họa.Nguồn: Takuyamorihisa

Giới thiệu

Nucleotides bao gồm một nhóm các phân tử sinh học có các chức năng sinh lý và sinh hóa cần thiết bao gồm: mã hóa thông tin di truyền, đóng vai trò trung gian trong chuyển hóa năng lượng và truyền tín hiệu. Đối với động vật thủy sản, việc bổ dung nucleotide và nucleoside đã cho thấy kết quả trong kích thích tăng trưởng cũng như sức đề kháng.

Guanosine monophosphate (GMP) là một nucleotide purine bao gồm: nhóm phosphate, poseose đường ribose và nucleobase guanine; do đó nó là một ribonucleoside monophosphate và được sử dụng như một monomer của RNA. Trong nuôi trồng thuỷ sản, GMP đã được nghiên cứu chủ yếu là một phần của nucleotide để thúc đẩy tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Bổ sung GMP vào thức ăn của cá thu, kết quả cho thấy tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và cơ chế đáp ứng miễn dịch của cá. GMP có khả năng kích thích tăng trưởng và miễn dịch đặc hiệu thông qua các thông số như: tăng anion superoxide bạch cầu trên thận (O2) và nồng độ globulin miễn dịch toàn phần (Ig) của cá mú (Epinephelus malabaricus).

Cá tráp là một trong số những loài hải sản có giá trị kinh tế tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Với giá trị kinh tế mang lại, thì việc phát triển nuôi thâm canh loài cá này ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, phát triển nuôi thâm canh với mật độ cao thường dẫn đến khó kiểm soát được sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, cũng như khả năng chống chịu lại sự tấn công của cá đối với mầm bệnh cũng hạn chế. Nghiên cứu bổ sung inosone và nucleotide vào thức ăn cho cá bước đầu cho khả năng kích thích tăng trưởng và sức khỏe của cá. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào về tác động của việc bổ sung GMP vào thức ăn cho cá.

Tác dụng của các nucleotide phải được nghiên cứu đơn lẻ trên từng đối tượng, do tác động của chúng là khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu hiện nay đã được tiến hành để đánh giá tác động của việc bổ sung GMP vào thức ăn lên sự phát triển, hoạt động của enzyme tiêu hóa, đáp ứng miễn dịch và khả năng chống chịu stress của cá tráp (P. major).

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí tại trung tâm nghiên cứu thủy sản thuộc Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Kagoshima, Nhật Bản. Nghiên cứu nhằm đánh giá việc bổ sung GMP vào thức ăn lên tăng trưởng, khả năng chống chịu stress, khả năng chống chịu, hoạt động của enzyme tiêu hóa và cá chỉ tiêu huyết học của cá tráp.

Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Cá tráp với trọng lượng ban đầu trung bình là 3.4 g, cá được bố trí trong bể polyethylene 100 lít với mật độ 15 cá/bể. Thí nghiệm được bố trí với hệ thống nước chảy liên tục đảm bảo lượng nước được thay đổi 100%/ngày. Cá được cho ăn 2 lần/ngày, thức ăn thừa và phân được xiphong mỗi ngày. Trong suốt thời gian thí nghiệm các chỉ tiêu môi trường được theo dõi mỗi ngày, đảm bảo dao động không quá lớn, các chỉ tiêu bao gồm: nhiệt độ (23,8±1,9oC), pH (8,1±0,7), và độ mặn (34,5±0,5o/oo). Cá được cho ăn theo nhu cầu. Các chỉ tiêu tăng trưởng và huyết học của cá được thu sau 56 ngày thí nghiệm.

Nghiệm thức

Hàm lượng Guanosine monophosphate (GMP) bổ sung vào thức ăn (%)

CT

0

GMP-0.1

0,1

GMP-0.2

0,2

GMP-0.4

0,4

GMP-0.8

0,8

Kết quả nghiên cứu:

Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống: Sau 56 ngày nuôi; tỷ lệ sống ở các nghiệm thức dao động từ 91.7%-96.7%, không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0.05); cá ở các nghiệm thức có bổ sung GMP vào thức ăn cho thấy tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn so với đối chứng. 

Các chỉ tiêu miễn dịch của cá bao gồm: tính kháng khuẩn (BA), hoạt động thực bào (PA), hàm lượng protein trong huyết thanh (TSP), hoạt động của lysozyme (LA), chỉ số CAT, và NBT. Kết quả chỉ ra rằng thức ăn có bổ sung GMP-0.4 kích thích cơ chế đáp ứng miễn dịch của cá.

Thí nghiệm oxy hóa stress (OS) nhằm đánh giá tính mẫn cảm (intensity ability) và khả năng chịu đựng (tolerance ability): cá ở nghiệm thức GMP-0.2 nằm trong vùng A, cho thấy ít mẫn cản với OS, cá ở nghiệm thức GMP-0.4 và GMP-0.8 nằm trong vùng B và C cho thấy mức độ mẫn cảm của cá, và vùng mẫn cảm nhất, vùng D đối với cá ơt nghiệm thức CT và GMP-0.1. Cá sau thí nghiệm gây sốc bằng cách bỏ vô nước ngọt để đo giá trị LT50, kết quả cho thấy giá trị LT50 của cá ở nghiệm thức GMP-0.4 cao hơn so với nghiệm thức CT (P<0.05).

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc bổ sung Guanosine monophosphate (GMP) vào thức ăn cho cá tráp (P. major). Bổ sung GMP vào thức ăn cho kết quả tăng trưởng tốt, tăng tỉ lệ sống, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, kích thích cơ chế đáp ứng miễn dịch và các chỉ tiêu huyết học của cá, qua đó tăng khả năng chống chịu stress. Hàm lượng GMP được khuyến cáo có tác dụng kích thích tăng trưởng và sức khỏe của cá tráp dao động trong khoảng 0,45-0,48%.

Theo: Fish & Shellfish Immunology 

Đăng ngày 23/10/2017
HUỲNH NHƯ Lược dịch
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 21:38 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 21:38 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 21:38 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 21:38 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 21:38 15/01/2025
Some text some message..