Hà Nội: Hơn 3.000 cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc

Chiều 27-1, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.

truy xuất nguồn gốc
Trao tặng Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Báo cáo tại hội nghị, Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, năm 2020, Chi cục đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm tốt công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; đã thẩm định, xếp loại 416 cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố.

Để giám sát cảnh báo chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, Chi cục đã lấy 1.765 mẫu giám sát chỉ tiêu an toàn thực phẩm sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Trong đó có 103 mẫu vi phạm, chiếm 5,83%, giảm 6,8% mẫu vi phạm so với năm 2019. Đến nay, Chi cục đã hướng dẫn và cấp tài khoản cho 3.040 cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản tham gia quản lý và duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tạ Văn Tường cho biết, để tăng cường quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, trong năm 2021, ngành Nông nghiệp tiếp tục phối hợp với các địa phương xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn; đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng, xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; duy trì và phát triển hệ thống thông tin điện tử, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản tiếp tục làm tốt công tác thẩm định xếp loại cơ sở đăng ký kiểm tra, chứng nhận cơ sở đăng ký kiểm tra, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo hồ sơ đăng ký; chủ động lấy mẫu kiểm tra, đặc biệt ưu tiên các sản phẩm rau, thịt, thủy sản để giám sát tập trung vào các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật cấm ngoài danh mục cho phép nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến sản phẩm...

Tại hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân đã được trao thưởng vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiệp vụ năm 2020. 

Báo Hà Nội Mới
Đăng ngày 28/01/2021
Ngọc Quỳnh
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:30 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 10:30 25/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 10:30 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 10:30 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:30 25/11/2024
Some text some message..