Hà Tĩnh: Công bố nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Sở TN&MT Hà Tĩnh vừa có văn bản công bố kết quả kiểm tra và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết ở hồ chứa nước Bộc Nguyên.

Lấy mẫu cá
Lực lượng chức năng đang thu gom kiểm tra nguyên nhân dẫn đến cá chết. Ảnh: Tạp chí Cấp thoát nước

Qua tổng hợp thông tin về thực trạng hồ Bộc Nguyên, hồ Kẻ Gỗ; cơ chế vận hành cống lấy nước từ hồ Kẻ Gỗ sang hồ Bộc Nguyên; kết quả quan trắc môi trường nước mặt và phân tích mẫu cá chết ở hồ Bộc Nguyên; ý kiến của người dân, Sở TN&MT Hà Tĩnh nhận định nguyên nhân cá chết có thể do một số tổ chức, cá nhân đã tự ý đem cá đến hồ để thả phóng sinh.

Ngoài ra, một số người dân địa phương sử dụng loại lưới mắt nhỏ đánh bắt cá núi (cá trứng), những cá rô phi nhỏ mắc vào lưới đã bị gỡ bỏ thả lại hồ dẫn đến bị tổn thương, ảnh hưởng đến khả năng duy trì sự sống.

Bên cạnh đó, thảm thực vật trong lưu vực 2 hồ có độ che phủ tương đối tốt, cùng với việc người dân có hoạt động khai thác thu hoạch keo đã để lại cành, lá, vỏ cây lâu ngày trong lưu vực hồ, tạo nên lượng sinh khối trên đất khá lớn. Thượng nguồn hồ Bộc Nguyên đã và đang có các hoạt động chăn nuôi, sinh hoạt của người dân. Khi mưa lớn cuốn theo các chất hữu cơ có trong thảm thực vật làm tăng lượng hữu cơ tích tụ ở hồ.

Cá chếtCá chết do chưa kịp thích nghi môi trường. Ảnh: Zing

Thời gian qua, thời tiết trên địa bàn có diễn biến bất thường như: nắng nóng kéo dài sau đó có đợt mưa lớn, nước hồ đang được tích, chưa phải xả lũ, làm cho lượng hữu cơ tích tụ ở các hồ bị khuấy động dẫn đến tăng hàm lượng cặn, kết hợp với chất hữu cơ dẫn đến môi trường nước mặt của hồ có thông số vượt quy chuẩn như đã nêu trên và có thể cá rô phi, cá lóc không kịp thích nghi với thay đổi môi trường dẫn đến bị chết dần.

Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước mặt ở hồ Bộc Nguyên và hồ Kẻ Gỗ của Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thuỷ sản miền Bắc (Bắc Ninh), tất cả thông số đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam 08:2015/BTNMT.

Kết quả xét nghiệm mẫu cá do Chi cục Thú y vùng III phân tích không phát hiện các loại vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm thường gặp trên cá rô phi.

hồ Bộc NguyênHồ Bộc Nguyên tăng cường giám sát nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch. Ảnh: VietnamNet

Để đảm bảo chất lượng nguồn nước các hồ Bộc Nguyên và Kẻ Gỗ, Sở TN&MT Hà Tĩnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công ty CP Cấp nước Hà Tĩnh, Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh tiếp tục theo dõi 2 hồ, nếu phát hiện cá chết phải kịp thời thu gom xác cá. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động trên lưu vực hồ có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước chảy vào hồ Bộc Nguyên và hồ Kẻ Gỗ.

UBND các huyện: Cẩm Xuyên, Thạch Hà rà soát các đối tượng, chương trình dự án đã, đang triển khai hoặc sắp triển khai trong phạm vi lưu vực hoặc lân cận hồ Kẻ Gỗ, hồ Bộc Nguyên; kịp thời có phương án, giải pháp để không làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước các hồ này. Chỉ đạo các xã xung quanh hồ Kẻ Gỗ, hồ Bộc Nguyên tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, khai thác lâm nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi… trong lưu vực làm ảnh hưởng chất lượng nguồn nước hồ; vận động người dân giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác thải, động vật chết vào khu vực lòng hồ, không tuỳ tiện thả phóng sinh xuống hồ...

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 21/09/2022
Trâm - Đức
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 14:21 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 14:21 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 14:21 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 14:21 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 14:21 25/11/2024
Some text some message..