Hà Tĩnh: Khắc phục sản xuất nuôi trồng thủy sản sau mưa lũ

Đợt mưa lũ kéo dài trong tuần qua đã gây ngập úng trên diện rộng. Trong đó, nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản bị cuốn trôi tôm, cá và gây hậu quả xấu tới môi trường nuôi. Trước tình hình đó, dưới sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, các hộ nuôi trồng thủy sản đã tập trung cao cho công tác khắc phục xử lý, hạn chế những tác động tiêu cực do mưa lũ gây ra.

Hà Tĩnh: Khắc phục sản xuất nuôi trồng thủy sản sau mưa lũ
Anh Lê Văn Đại kiểm tra ao nuôi sau mưa lũ

Ông Lê Văn Đại là một trong những hộ có diện tích nuôi thủy sản khá lớn ở xã Thạch Kênh huyện Thạch Hà. Trên diện tích hơn 3 ha, được chia thành 4 ao, gồm một ao nuôi cá lăng, 2 ao nuôi tôm thẻ và tôm càng xanh, còn lại ao nuôi các loài cá truyền thống. Để chủ động ứng phó với mưa lũ, ngay từ đầu mùa mưa, ông đã thực hiện xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao. Đối với những hồ nuôi đạt kích cỡ thương phẩm thì khẩn trương thu hoạch. Những ao mà đối tượng nuôi còn nhỏ, thì thường xuyên kiểm tra, gia cố bờ ao chắc chắn, đủ khả năng chống chịu khi xảy ra mưa lũ lớn. Chủ động đặt ống xả tràn để thoát nước khi mưa lũ kéo dài và khi mực nước trong ao quá lớn; nạo vét, khơi thống cống, rãnh, kênh mương đảm bảo thoát nước tốt khi xảy ra mưa lũ. Nhờ tuân thủ đầy đủ các giải pháp phòng tránh nên trong những trận mưa lớn vừa qua, hầu hết các ao nuôi thủy sản của gia đình ông đều hạn chế tối thiểu được thiệt hại.

Ngay sau khi nước rút, gia đình ông cũng như nhiều hộ nuôi trên địa bàn đã tiến hành các giải pháp xử lý ao nuôi, diệt khuẩn. Trước mắt các hộ nuôi tôm, cá dùng vôi bột để xử lý nhằm ổn định độ pH và kiểm tra swucs khỏe tôm,cá nuôi để có biện pháp chăm sóc kịp thời.

Tại xóm Song Hải, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà, mỗi khi mưa lớn xảy ra, bà con đã chủ động  kiểm tra và gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng, đồng thời chủ động di chuyển vào khu vực kín gió, có dòng chảy nhẹ, để tránh hư hỏng. Còn với những lồng không di chuyển được, các hộ đã hạ xuống thấp để giảm bớt sóng gió; đồng thời che chắn mặt lồng bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để tránh cá ra ngoài khi nước dâng nên không gây thiệt hại nhiều. Tuy nhiên, khi cống Đò Điệm mở cửa xả nước thì toàn bộ bèo tây thượng nguồn đã đổ về vây kín các lồng nuôi cá, nên đã làm cho một số lồng cá bị ngạt chết.

Ông  Đặng Bá Viễn, Xóm Song Hải, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà chia sẽ: “Gia đình tôi có 3 lồng nuôi cá vược và hồng mỹ, đợt mưa lũ vừa rồi do bèo tây đổ về nhiều nên lồng đã bị đứt dây neo làm lồng trôi ra xa và một số lượng cá bị chết. Hiện nay, tôi đang tiến hành đưa lồng về và vệ sinh lồng nuôi đồng thời tiến hành thu hoạch lứa cá đã lớn để bán nhằm giảm bớt thiệt hại và kiểm tra, ổn định lại môi trường nước tại điểm nuôi”. 

Hiện nay, mặc dù nước sông ở đây vẫn cao nhưng các hộ đã tích cực tổ chức vớt bèo tây, vệ sinh lồng nuôi và tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường nước, nơi đặt lồng/bè, nếu đảm bảo các yếu tố môi trường trong ngưỡng cho phép thì mới di chuyển lồng bè về lại vùng nuôi. Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh hệ thống dây neo, phao, lồng, lưới, để bảo đảm an toàn cho hoạt động sản xuất trở lại bình thường.

Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản – Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh Nguyễn Thị Hoài Thúy cho biết: Để giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ, Chi cục thủy sản đã hướng dẫn các giải pháp khắc phục đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản. Cụ thể, đối với ao, đầm nuôi trồng thủy sản, bà con cần xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao. Đồng thời, tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Khi mưa lớn kéo dài, nước ao nuôi bị đục, độ PH bị giảm đột ngột nên cần rải vôi xung quanh bờ ao, kết hợp bón vôi cho ao đầm nuôi, để ổn định PH nước và môi trường ao nuôi. Cùng với đó, cần phải bổ sung vitamin C, chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi. Ngoài ra cần tăng cường chăm sóc, quản lý ao nuôi, kiểm tra thường xuyên các yếu tố môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với lồng, bè nuôi trồng thủy sản, cần kiểm tra các yếu tố môi trường nơi đặt lồng, bè nuôi, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong ngưỡng cho phép. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, theo dõi các yếu tố môi trường và sức khỏe của thủy sản nuôi.

Những diễn biến phức tạp của thời tiết trong thời gian qua đòi hỏi người sản xuất phải nắm vững các quy trình kỹ thuật  để ứng phó xử lý kịp thời và phù hợp. Các địa phương cũng cần chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan, tăng cường công tác theo dõi diễn biến thời tiết, để đưa ra những khuyến cáo kịp thời, qua đó bảo vệ sản xuất và bảo vệ cuộc sống của người dân sau lũ.

TTKN Hà Tĩnh
Đăng ngày 16/09/2019
Nguyễn Hoàn
Nông thôn

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 09:31 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 09:31 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 09:31 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 09:31 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:31 29/03/2024