Hà Tĩnh: Phát triển kinh tế từ tôm càng xanh

Nhận thấy tôm càng xanh là đối tượng nuôi không quá khó về mặt kỹ thuật, chi phí đầu tư thấp mà giá bán lại cao nên những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn Hà Tĩnh đã đưa đối tượng này vào nuôi với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước, góp phần đa dạng hóa các đối tượng nuôi.

Hà Tĩnh: Phát triển kinh tế từ tôm càng xanh
Những lứa tôm càng xanh đầu tiên được ông Nguyễn Tường Hà thu hoạch

Ông Nguyễn Tường Hà (P. Thạch Qúy, TP Hà Tĩnh) là người nuôi tôm càng xanh đã 2 năm nay. Mấy năm trước, ông Hà nuôi cá rô phi đơn tính khá thành công, nhưng đầu ra càng ngày càng bấp bênh mà công sức bỏ ra khá vất vả nên ông đã mạnh dạn đưa con tôm càng xanh về nuôi thử. Sau lần đầu thất bại, ông không bỏ cuộc mà xem như đây là bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện được mong muốn của mình. Vì vậy, năm 2018, ông đã đầu tư cải tạo lại ao hồ và thả 8 vạn tôm giống càng xanh, lần này ông thành công, tôm phát triển tốt và mang lại cho ông nguồn thu nhập đáng kể.

Năm 2019, ông Hà tự tin hơn và dành 2 ha diện tích mặt nước để tiếp tục nuôi đối tượng này. Ngay từ những tháng đầu năm ông đã cải tạo ao hồ bài bản và lần này ông thả 10 vạn con giống tôm càng xanh. Sau gần 6 tháng, gia đình ông bắt đầu thu hoạch, ước tính lợi nhuận mang về gần 200 triệu đồng.

Theo kinh nghiệm của ông Hà, trong nuôi tôm càng xanh, việc cải tạo ao, xử lý môi trường nước giống với quy trình kỹ thuật như nuôi tôm sú, TTCT; nhưng nuôi tôm càng xanh ít bị dịch bệnh hơn, tỷ lệ sống chỉ cần đạt từ 35 - 40% là đáp ứng yêu cầu rồi. “Để đạt được năng suất cao, chất lượng thịt tôm thương phẩm ngon, chắc thì phải luôn tạo được môi trường sống giàu thức ăn tự nhiên vì tôm càng xanh có tập tính ăn tạp, ngoài ra cần bổ sung thức ăn công nghiệp có độ đạm cao” - ông Hà chia sẻ thêm.

Không chỉ gia đình ông Hà mà anh Lê Văn Đại (thôn Chi Lưu, xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà) cũng mạnh dạn thử sức với đối tượng nuôi này với mong muốn mang lại thu nhập cao hơn cho gia đình. Sau gần hai năm đầu tư nuôi các đối tượng cá truyền thống như: trắm, trôi, chép... anh Đại nhận thấy thị trường đầu ra ngày càng khó khăn, hiệu quả kinh tế mang lại thấp; do đó, sau khi tìm hiểu thông tin cũng như tham quan một số mô hình tại nhiều địa phương, đầu năm 2019, anh Đại đã mạnh dạn đầu tư gần 1 ha ao và thả 3 vạn tôm giống càng xanh để nuôi thử nghiệm.

Để giảm thiểu lượng tôm giống bị hao hụt, anh Đại đã đầu tư một bể để ương tôm giống trước khi thả xuống ao; nhờ vậy, môi trường nuôi cũng như sức khỏe của tôm giai đoạn đầu được quản lý tốt hơn. Sau 20 ngày, khi tôm bằng chiếc tăm xe đạp thì anh bắt đầu thả xuống nuôi. Chính nhờ quá trình chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên sau gần 5 tháng nuôi, tôm thích nghi và phát triển rất tốt. Đến nay, tôm đạt cỡ 22 - 25 con/kg và gia đình anh đang tiến hành thu hoạch. Với giá bán giao động từ 450.000 - 470.000 đồng/kg, vụ tôm này anh Đạt dự tính thu lãi khoảng 70 triệu đồng.

Anh Lê Văn Đại cho biết: “Đây là lần đầu tiên đưa đối tượng này vào nuôi thử nghiệm, do kinh nghiệm nuôi chưa có nhiều nên tôi chỉ thả nuôi theo hình thức quảng canh là chính. Nhưng qua đợt nuôi đầu thấy tôm thích nghi phát triển rất tốt và hiện tại thị trường đầu ra còn khá thuận lợi nên gia đình đang tiếp tục thả thêm 5 vạn và dự kiến sẽ thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán năm nay”.

Qua những kết quả bước đầu đạt được khi đưa tôm càng xanh vào nuôi tại các ao hồ nước ngọt cho thấy, loài tôm này thích nghi tốt với điều kiện khí hậu tại Hà Tĩnh, người dân có thể nuôi theo hình thức quảng canh hoặc quảng canh cải tiến cũng đã mang lại nguồn thu nhập ổn định; góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi; là hướng phát triển kinh tế rất có triển vọng. Vì thế, các cấp, ngành liên quan cần có sự quan tâm về cả mặt khoa học kỹ thuật và các chính sách hỗ trợ để người dân tiếp cận, từ đó có thể nhân rộng mô hình này.

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Đăng ngày 17/10/2019
Nguyễn Hoàn
Nông thôn

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 14:07 27/09/2023

Bình Định: Tập huấn ứng dụng công nghệ trong câu tay cá ngừ đại dương

Sáng ngày 25.9, tại UBND phường Tam Quan Nam (TX Hoài Nhơn), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn phối hợp với Trung tâm khuyến nông tổ chức tập huấn “Quy trình ứng dụng công nghệ nano ni tơ trong bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu”.

Cá ngừ đại dương
• 10:41 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 10:14 25/09/2023

Bình Định: Dự án cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Chiều ngày 15.9.2023, Sở NN & PTNT Bình Định đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức làm việc với Đoàn chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) để hoàn thiện Văn kiện dự án “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”.

Quang cảnh
• 11:49 16/09/2023

Hiệu quả của chế phẩm tự nhiên trong việc chống vi khuẩn gây bệnh cho tôm

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để chống lại mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio ở tôm. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có những nhược điểm lớn đó là lượng kháng sinh tồn dư trong thủy sản thành phẩm, tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn và mầm bệnh.

Tôm bệnh
• 21:21 28/09/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 21:21 28/09/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 21:21 28/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 21:21 28/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 21:21 28/09/2023