Hà Tĩnh: Vụ nam biệt tăm biệt tích bóng cá

Đối với ngư dân Hà Tĩnh, vụ cá nam hàng năm (bắt đầu từ cuối tháng 3 đến hết tháng 9), sản lượng cá trích và cá mu là chủ lực nhưng nay đã giữa vụ, cá mu đang "mất hút", cá trích sản lượng không nhiều...

Ngư dân
Ngư dân Nguyễn Văn Tình, 60 tuổi, ở thôn Trung Nghĩa (thị trấn Lộc Hà) lo lắng vì sản lượng kém

Cá mu vắng bóng, cá trích thưa thớt...

Đây là thời điểm chính vụ của vụ cá nam, nhưng ngư dân vẫn chưa thấy cá mu - loại cá nước nổi truyền thống xuất hiện theo mùa tại biển Hà Tĩnh.

Sau chuyến ra khơi 2 ngày 1 đêm, ngư dân Nguyễn Văn Tình (60 tuổi, thôn Trung Nghĩa, thị trấn Lộc Hà) cho biết: “Đã gần 1 tháng nay, tuy chúng tôi liên tục bám biển nhưng sản lượng đánh bắt thu về chỉ đủ bù tiền dầu, phí hao tổn máy móc.


Đối với ngư dân Hà Tĩnh, vụ cá nam là vụ cá cho sản lượng lớn nhất trong năm với nhiều loại cá chủ lực, như cá trích, cá mu...

Vào thời điểm này những năm trước, mỗi chuyến đi 2 ngày 1 đêm chúng tôi có thể thu về hàng tấn cá mu, cá trích nhưng nay, đa phần chỉ khai thác được một ít cá trích và cá tạp, sản lượng ít, giá trị kinh tế không cao”.

Được biết, tàu của ông Tình có công suất 50 CV, chuyên đánh bắt bằng nghề lưới xăm 10 (kéo). Mỗi chuyến ra khơi, ông huy động 9-10 người cùng đi. Bình thường hàng năm vào thời điểm này, tàu của ông đã đánh bắt được hàng chục tấn cá mu, cá trích. Nhưng năm nay, ông chưa đánh bắt được lứa cá mu nào, cá trích cũng chỉ mới được 5-6 tạ.

Ông Nguyễn Văn Thú (50 tuổi), ngư dân ở thôn Yên Hải (Xuân Yên, Nghi Xuân) chia sẻ: “Từ đầu năm chúng tôi đã khấp khởi mừng vì nghĩ năm nay có nhuần 2 tháng 4 âm lịch thì vụ cá nam sẽ thắng lợi. Nhưng, nay đã sang nửa cuối vụ cá mà cá trích không đánh được bao nhiêu, cá mu thì vắng bóng”.


Dù chính vụ cá nam nhưng việc đánh bắt của ngư dân vẫn gặp khó khi chưa xuất hiện loại cá truyền thống.

“Đã đến mùa mà loài cá này không vào nên những loài cá ăn theo cá mu cũng ít đi”, ông Trần Văn Quan (45 tuổi) ở thôn Lê Lợi, xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) băn khoăn.

Tình trạng vụ cá nam chờ mãi không thấy cá mu cũng diễn ra ở nhiều địa phương khác ở Hà Tĩnh như: TX Kỳ Anh, Cẩm Xuyên…

Nhiều cơ sở chế biến thủy hải sản thiếu nguyên liệu

Ông Phạm Đình Tám (65 tuổi) chủ cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống Tám Oanh, thôn Hoa Thành (Thạch Kim, Lộc Hà) cho biết: “Mỗi năm, cơ sở của chúng tôi tiêu thụ gần 20 tấn cá nguyên liệu, chủ yếu là cá cơm, cá trích và cá mu. Trong đó dịp đầu năm, chúng tôi đã ủ muối được khoảng 9 tấn cá cơm, số còn lại chờ vụ cá nam để muối cá trích, cá mu. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa thu mua thêm được kg nào”.


"Mất hút" cá trích, cá mu nhiều cơ sở chế biến nước mắm truyền thống gặp khó (Trong ảnh: Cơ sở chế biến nước mắm của ông Phạm Đình Tám, thôn Hoa Thành (Thạch Kim, Lộc Hà).

Theo ông Tám, vụ cá nam có vai trò quan trọng trong việc sản xuất nước mắm truyền thống. Bởi, đây là lúc thời tiết nắng nhiều, cá ủ muối sẽ nhanh lên men, cho nước mắm ngon và thơm nhất.

Trong khi khi chờ nguyên liệu từ vụ cá nam, một số cơ sở chế biến nước mắm truyền thống có kho đông ở Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân... đã dùng nguồn cá thu được từ đợt cá đầu năm đem ra làm nguyên liệu..

Nghệ An và Quảng Bình cá trích ít, cá mu cũng không xuất hiện

Đó là thông tin được ông Nguyễn Tông Thắng – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh chia sẻ.

Ông Thắng cho biết: “Qua tìm hiểu tình hình tại các vùng biển ở Nghệ An và Quảng Bình, cá mu vẫn chưa xuất hiện, còn cá trích sản lượng rất ít.


Ít cá trích, vắng cá mu khiến nhiều tiểu thương ít việc.

Tuy nhiên, bù lại thì tổng sản lượng khai thác thủy, hải sản của cả tỉnh 5 tháng đầu năm vẫn không ảnh hưởng nhiều, do nguồn khai thác từ mực và một số loại cá khác khá hơn mọi năm”.

Về nguyên nhân “vắng bóng” cá mu tại thời điểm chính vụ cá nam, kỹ sư Nguyễn Viết Hùng - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, lý giải: “Với 20 năm trong nghề nghiên cứu về khai thác thủy hải sản, việc đến thời điểm này cá mu chưa xuất hiện là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, điều này có thể giải thích bằng nguyên nhân: chủ yếu do thời tiết.


Cá trích ít, cá mu chưa xuất hiện nhưng một số loại cá khác sản lượng khá giúp tổng sản lượng khai thác thủy sản ổn định.

Cá mu, cá trích là loài cá di chuyển theo dòng nước nổi thích ứng với dòng nước ấm nhưng năm nay, nắng nóng đến sớm lại liên tục và gay gắt nên nền nhiệt độ nước ở khu vực vùng lộng cao hơn. Mặt khác, 2 năm nay, biển Hà Tĩnh ít có biến động dòng nước (trong đó ít có sự tác động trực tiếp của các cơn bão) khiến thức ăn tạo nên từ phù sa, phù du kém phong phú để thu hút những loài cá nước nổi theo mùa này...

Còn một nguyên nhân nữa, theo như kinh nghiệm của một số ngư dân Hà Tĩnh thì thường có một “quy luật” là 1-2 năm nhiều thì năm tiếp theo có thể sẽ ít đi. Điển hình như năm 2017, 2018 và 2019 sản lượng cá mu trong vụ cá nam đạt rất cao”.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 16/06/2020
Thiên Vỹ
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 14:04 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 14:04 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 14:04 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 14:04 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 14:04 19/12/2024
Some text some message..