Hắc cấy là loài cá gì?

Hắc cấy một loài cá đắc đỏ và quý hiếm. Đây là loài cá có chất lượng thịt vô cùng thơm ngon, dẻo, ngọt thanh chứa rất nhiều chất quan trọng như DHA, omega-3, vitamin, protein,...cơ thể chúng với một màu đen huyền bí đem lại một cảm giác mới lạ cho người thưởng thức chúng.

Hắc cấy
Hắc cấy một loài cá đắc đỏ và quý hiếm

Hắc cấy còn có tên gọi tắt là cá ó sao, cá ó đốm. Tên tiếng Anh là Spotted eagle ray, Whitespotted eagle ray và tên khoa học Aetobatus narinari, thuộc chi Aetobatus, họ Myliobatidae. Chúng là một loài cá sụn, phạm vi phân bố khá rộng, có thể được tìm thấy trên toàn cầu ở các vùng nhiệt đới, trong đó có vịnh Mexico, Hawaii, ngoài khơi bờ biển Tây Phi, Ấn Độ Dương, Châu Đại Dương, và trên cả hai bờ của Mỹ ở độ sâu khoảng 80m. Loài cá này thích bơi một mình, rất hiếm khi bơi theo nhóm.

Cơ thể cá có hình dạng dẹp bằng dạng đĩa rộng, hình chim ó bay (vì thế nên còn được gọi với tên cá ó sao). Chiều rộng đĩa thân gấp 2 lần chiều dài đĩa thân. Mõm dài, ở dỉnh mõm thu nhỏ lại. Mắt tròn, ở bên, hơi lồi, đường kính mắt bằng chiều dài lỗ phun nước. Lỗ mũi ngang, miệng to và ngang. Chiều rộng miệng ngắn hơn chiều dài mõm trước miệng. Đáy miệng có 2 hàng mấu thịt, vây bụng hẹp, vây lưng một cái nhỏ gần như hình chữ nhật. Đuôi rất nhỏ, chiều dài gấp 1,5 lần chiều dài đĩa thân, gai đuôi 1 cái. Không có nếp gai đuôi. Thân trơn bóng. Mặt lưng màu nâu đen hoặc nâu đỏ. Trên vây ngực, vây bụng và vây lưng có nhiều chấm trắng hoặc chấm xanh, đầu và mõm màu nâu. Mặt bụng màu trắng. Đuôi có nhiều sọc ngang, màu nâu đậm và nhạt.


Về mặt dinh dưỡng, thịt hắc cấy chính là nguồn cung cấp protein nhiều nhất ít béo, giúp cho hệ tiêu hóa, tim mạch, tuần hoàn của con người hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, cá cũng là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ em, cung cấp chất Omega-3, Vitamin, DHA,...giúp cho hoạt động của não bộ, giúp bé thông minh hơn và mắt sáng hơn. Đối với người già sẽ hỗ trơ việc ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ, phòng tránh bệnh đột quỵ.

Hắc cấy có giá trị hàng đầu cũng không có gì phải bàn cải. Bởi chất thịt thơm ngon thêm vào đó là sự hiếm có của chúng đưa giá thành của loại cá này lên rất cao. Ở kích thước 4-5kg giá thành ở size này hiện tại trên thị trường tầm trên dưới 1triệu/kg hàng tươi, phơi khô lên đến tầm 4triệu/kg. Khi cá càng lớn, có lẽ do đặc tính sinh trưởng hoặc nguồn thức ăn nên màu đen của thịt mất dần chỉ ở kích thước 4-5kg trở lại cá mới còn giữ được đặc tính thịt đen toàn bộ. Hắc cấy tầm 8kg trở lên phần thịt chuyển dần màu xanh đen và khi đạt trọng lượng tầm 20kg là phần thịt chuyển sang màu trắng hồng. Cũng vì thịt mất dần màu đen nên giá thành con cá có trọng lượng càng lớn càng rẻ dần. Nhưng ở kích thước nặng 1-2kg thì hắc cấy được cho là ngon nhất vì thịt cá cỡ này rất dẻo và thơm, không xơ như cá nặng từ 3kg trở lên, khi nướng hay chế biến, thịt cá không bị khô đi mà vẫn còn giữ được độ dẻo, và vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng không gì thay thế được.

Hắc cấy

Thịt hắc cấy chính là nguồn cung cấp protein nhiều nhất ít béo, giúp cho hệ tiêu hóa,...

Đây là loài được đánh bắt thiên nhiên vì vậy để đáp ứng nhu bảo quản được lâu và khi cần lúc nào cũng có, hắc cấy thường được ngư dân phơi khô. Theo đánh giá thì hắc cấy phơi khô ngon nhất ở trọng lượng tầm 1-2kg, được gọi là khô hắc cấy loại 1, có giá thành cao vài triệu/kg. Hắc cấy nặng từ 3kg trở lên thường làm khô loại 2 có giá trên dưới 1 triệu/kg. Về bảo quản, khô hắc cấy loại 1 khi phơi xong thường không quá 1kg/con, đầy đủ đầu đuôi dính liền 2 cánh. Cá phơi khô rất hao, con tươi 3-4kg nhưng sau khi phơi khô thành phẩm chỉ còn chừng tầm trên 1kg. Khô hắc cấy có thể bảo quản được rất lâu, thịt vẫn ngọt mềm, giữ được độ ngon và dinh dưỡng cao mà không khô, cứng và dai như khô các loài cá khác. Điều này giúp mọi người có thể dùng cá trong thời gian dài mà không sợ hư hỏng. Ngoài ra cá tươi còn có thể chế biến thành rất nhiều các món ăn như: hắc cấy nướng chấm mắm me, hắc cấy xào tỏi ớt, hắc cấy trộn gỏi xoài, hắc cấy nấu canh chua,...

Như vậy, hắc cấy với sự độc lạ đó đã mang lại thu nhập cao cho ngư dân miền biển. Cho thấy sự đa dạng và phong phú ở vùng biển đông Việt Nam. Mong rằng, trong tương lai ngàng nuôi trồng thủy sản có thể nuôi được loài cá này có như thế mới khai thác hết tiềm năng của chúng.

Đăng ngày 11/09/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Tổng hợp
Bình luận
avatar

Cuộc thi ảnh video 2024: “Tép ơi! Chụp nào”

“Tép ơi! Chụp nào” là cuộc thi ảnh và video về những khoảnh khắc ấn tượng trong ngành thủy sản do Tép Bạc tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của con người, nghề nghiệp và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của ngành thủy sản.

Mini game
• 21:00 16/09/2024

Hắc cấy là loài cá gì?

Hắc cấy một loài cá đắc đỏ và quý hiếm. Đây là loài cá có chất lượng thịt vô cùng thơm ngon, dẻo, ngọt thanh chứa rất nhiều chất quan trọng như DHA, omega-3, vitamin, protein,...cơ thể chúng với một màu đen huyền bí đem lại một cảm giác mới lạ cho người thưởng thức chúng.

Hắc cấy
• 09:41 11/09/2024

Khám phá chợ cá Tam Tiến: Bức tranh sống động của vùng quê miền biển

Mặt trời dần ló rạng, nhuộm hồng cả một vùng biển. Tiếng sóng vỗ rì rào hòa quyện với tiếng rao hàng của các bà, các mẹ bán cá tạo nên một bản giao hưởng độc đáo.

Chợ Tam Tiến
• 10:12 10/09/2024

Bão số 3 YAGI: Ứng phó và bảo vệ vật nuôi thủy sản trước khả năng thành siêu bão

Cơn bão số 3 đang hình thành ngoài khơi và có khả năng mạnh lên thành siêu bão, đe dọa đến vùng biển và vùng nuôi trồng thủy sản ven bờ tại Việt Nam. Đối mặt với thiên tai, việc bảo vệ vật nuôi thủy sản là nhiệm vụ cấp bách, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho các hộ nuôi trồng và duy trì sản lượng sản xuất. Dưới đây là các biện pháp quan trọng giúp bảo vệ vật nuôi thủy sản trước sự tấn công của bão.

Bão YaGi
• 09:40 05/09/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 20:11 17/09/2024

Vì sao phải lắp giàn quạt và oxy đáy cho ao nuôi tôm?

Một trong những biện pháp hiệu quả giúp đạt được điều này là lắp đặt giàn quạt nước và hệ thống cung cấp oxy đáy cho ao nuôi tôm. Cả hai hệ thống này không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao giàn quạt nước và oxy đáy lại cần thiết cho ao nuôi tôm.

Quạt nước
• 20:11 17/09/2024

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 20:11 17/09/2024

Cảnh báo mưa lớn: Khu vực Nam Bộ đề phòng ngập úng

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy cảnh báo về mưa lớn trên diện rộng ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là khả năng xảy ra lũ trên các sông lớn như sông Đồng Nai. Khi mưa lớn kéo dài, lượng nước đổ về các sông có thể tăng nhanh, dẫn đến lũ lụt, đặc biệt tại các khu vực hạ du của các con sông.

Mưa lớn
• 20:11 17/09/2024

Gỡ “thẻ vàng” và vị trí thị trường EU

Theo kế hoạch, trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5 đến nước ta kiểm tra việc thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Vấn đề chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” đã tròn 7 năm ngày càng cho thấy vị trí quan trọng của thị trường EU đối với thủy sản xuất khẩu nước ta.

Xuất khẩu thủy sản
• 20:11 17/09/2024
Some text some message..