Hai công trình ngăn mặn bỏ hoang ở miền Tây

Âu thuyền Tắc Thủ và cống Cà Mau là hai công trình thủy lợi được đầu tư hơn trăm tỷ đồng nhưng không phát huy hiệu quả, hiện bỏ hoang.

Âu thuyền Tắc Thủ
Những khối sắt thép của âu thuyền bỏ hoang nhiều năm. Ảnh: Hoàng Hạnh.

Âu thuyền Tắc Thủ được khởi công năm 2001, khánh thành năm 2005, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, với gần 80 tỷ đồng. Dự án đặt tại ngã ba sông Ông Đốc - Cái Tàu - Sông Trẹm, thuộc xã Hồ Thị Kỷ (huyện Thới Bình) và xã Khánh An (huyện U Minh).

Công trình thi công bằng bêtông cốt thép, hình chữ U, dài hơn 200 m, rộng 14 m, trên diện tích 16 ha. Đây là một trong những đập thủy lợi có quy mô lớn mà Trung ương đầu tư cho tỉnh Cà Mau, nằm trong chương trình ngọt hóa bán đảo này 19 năm trước.

Nhiệm vụ của dự án là ngăn nước mặn xâm nhập vùng Bắc Cà Mau, bảo vệ hơn 200.000 ha đất thuộc vùng ngọt hóa. Tuy nhiên, khi xây xong, âu thuyền không đưa được nước ngọt về như dự kiến ban đầu. Mặt khác, người dân tự phát đưa nước mặn vào ruộng lúa nuôi tôm, nên kế hoạch ngăn mặn, giữ nước ngọt dẫn từ Phụng Hiệp - Hậu Giang về bị phá sản.

Con sông Ông Đốc nối liền sông Cái Tàu về U Minh chảy ra biển Tây, rồi theo dòng sông Trẹm về Kiên Giang - là tuyến vận tải đường thủy quan trọng nối Cà Mau với các tỉnh trong khu vực. Việc Âu thuyền chặn giữa ngã ba sông đã khiến các phương tiện thủy gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại.

Sau những năm 2000, chính quyền địa phương phải lập ra Trạm quản lý và điều tiết giao thông âu thuyền, với hàng chục nhân viên vì lo sợ tai nạn xảy ra. Hiện nay, ngành chức năng cho đóng cửa vào hướng từ Cần Thơ về, chỉ mở cửa ra hướng từ Cà Mau đi các tỉnh.

Do không được sử dụng, bỏ hoang nhiều năm nên hiện tại, âu thuyền chỉ còn là những đống sắt thép khổng lồ. Các phao báo hiệu, ụ cầu tàu... đang gỉ sét, cỏ cây mọc um tùm. Riêng hai bộ cửa bằng thép được lắp ở hai đầu âu thuyền bị móp méo, hoen gỉ...

Cách công trình trên khoảng 20 km, trước năm 2000, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng cống Cà Mau trên kênh Phụng Hiệp, nằm tiếp giáp phường 4 và phường 5 của thành phố. Cống có 2 cửa, 16 m ngang, được đưa vào sử dụng năm 2001.


Cống Cà Mau trên kênh Phụng Hiệp. Ảnh: Minh Thanh.

Cống Cà Mau có nhiệm vụ ngăn mặn, trữ nguồn nước ngọt từ sông Hậu về; đồng thời tiêu úng, xả phèn cho vùng dự án phục vụ sản xuất lúa. "Tuy nhiên, từ khi hoàn thành đến nay cống cũng không phát huy hiệu quả", ông Trần Quốc Nam - Giám đốc Trung tâm Quản lý, Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Cà Mau nói.

Cũng giống như âu thuyền Tắc Thủ, cống đã cản trở việc nuôi tôm của người dân. Ngoài ra, dọc tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, Cà Mau còn đến 22 cửa sông thông ra biển, chỉ với công trình này thì không ngăn được mặn để giữ ngọt.

Trước đây, kênh Phụng Hiệp dẫn nước ngọt về, là tuyến đường thủy huyết mạch vận tải hàng hóa nối Cà Mau, Cần Thơ, TP HCM. Khi cống ra đời, nước ứ đọng hôi thối đã "giết chết" con kênh đầy ắp tôm cá. Sau khi đóng được vài năm, cống bị bỏ hoang, trở thành vật cản ngăn tàu thuyền qua lại.

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau Tô Quốc Nam cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang khởi công Dự án cống Cái Lớn - Cái Bé, tại Kiên Giang sẽ phân ranh mặn ngọt theo kênh Trắc Băng dọc về tới sông Trẹm, Âu thuyền Tắc Thủ, hay Quản lộ Phụng Hiệp của Cà Mau, nhằm tạo hệ sinh thái sản xuất vụ lúa, vụ tôm trong năm.

"Nếu Âu thuyền Tắc Thủ không được sửa chữa thì hệ thống dẫn ngọt từ Dự án sông Cái Lớn - Cái Bé về Cà Mau vẫn không giữ được ngọt, không có tác dụng", ông Nam nói.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, địa phương đã nhiều lần kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải bàn giao Âu thuyền Tắc Thủ cho Bộ Nông nghiệp để đầu tư, sửa chữa, nhằm kết hợp với hệ thống thủy lợi hiện có để phát huy công năng ban đầu, nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời.


Vị trí hai công trình ngăn mặn bỏ hoang. Ảnh: Thanh Huyền.

VnExpress
Đăng ngày 27/12/2019
Hoàng Hạnh
Môi trường

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 16:05 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 16:05 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 16:05 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 16:05 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 16:05 19/04/2024