Hải Phòng chặt chém: 1,4 triệu/kg tôm sú?

Tôm sú giá 1,4 triệu đồng/kg, tu hài giá 850.000 đồng/kg, nước ngọt giá 30.000 đồng/lon... Cư dân mạng đang vô cùng bức xúc với hóa đơn tính tiền của một nhà hàng hải sản ở Hải Phòng và cho rằng các du khách nước ngoài đã bị nhà hàng này “chặt chém”.

hóa đơn
Du khách nước ngoài cho rằng bị nhà hàng ở Hải phòng “chém” 1,4 triệu đồng/kg tôm sú khiến cư dân mạng bức xúc.

Trên trang facebook cá nhân, nickname Hoang Yen Lee chia sẻ: “Em có người bạn là người Trung Quốc, hôm nay rảnh nhắn tin buôn chuyện, bạn ấy mới kể với em là mấy tuần trước đi ăn với bạn bè ở hải sản Bình H., 5 người ăn hết 8 triệu đồng. Em giật mình hỏi lại 800.000 đồng hay 8 triệu vì nghĩ có mấy đứa con trai đi uống bia thì chỉ ăn nhậu linh tinh thôi. Song, bạn ấy gửi ngay ảnh hôm đó chụp lại hoá đơn”.

Hoang Yen Lee cũng chia sẻ, sau khi nhận được hóa đơn, cảm giác đầu tiên của cô là xấu hổ bởi thời đây không phải là khách Việt mà là khách nước ngoài. Đặc biệt, Bình H. lại là một nhà hàng tiếng tăm ở đất Hải Phòng và nằm ngay vị trí trung tâm thành phố.

“Tại sao các bạn không nghĩ họ đến đây làm việc và công tác, các bạn sẽ có những vị khách quen khá thoải mái và có thu nhập lâu dài từ lượng khách này thay vì hành xử như vậy? Mấy triệu đủ nuôi sống các bạn bao lâu để rồi nhắc đến du lịch Việt Nam, người ta đã cảm thấy chán ngán. Đừng làm những con sâu bỏ rầu nồi canh”, Hoang Yen Lee ngán ngẩm.

Tờ hóa đơn Hoang Yen Lee đưa lên ghi rõ giá tôm sú là 1,4 triệu đồng/kg, tu hài giá 850.000 đồng/kg, bò húc, coca giá 30.000 đồng/lon,... Tổng hóa đơn hết trên 8 triệu đồng.

Ngoài tính giá quá đắt, Hoang Yen Lee còn cho biết, chỉ 5 người con trai ngồi với nhau để uống bia thì không thể ăn hết hơn 2kg tôm sú, 4kg tu hài cùng với các thứ khác như vậy được và khẳng định nhà hàng đã kê khống lên để lấy tiền của khách.

Ngay sau khi thông tin được đăng tải, các cư dân mạng không khỏi bức xúc với kiểu làm ăn chụp giật của nhà hàng này.

Thành viên Thu Huong chia sẻ: “Bị chém đẹp quá, tôm sú giá cao lắm đến 450.000 đồng/kg, không thì chỉ có 300.000 đồng/kg. Người ta bảo đến biển ăn hải sản rẻ mà sao ăn hải sản ở thành phố biển Hải Phòng vẫn đắt vậy”.

Trong khi đó, các thành viên khác cũng cho biết, ở nhà hàng hải sản Bình H. nổi tiếng đắt đỏ. “Ăn ở đây đắt có tiếng. Trước đi ăn cháo trắng với trứng muối, cá khô và thêm tí dưa xào, cộng thêm một đĩa xôi chiên rắc ruốc có 5 người mà ăn hết triệu bạc. Mà ăn xong ngồi ngẫm không hiểu nhà hàng này nấu bằng gạo gì sao đắt thế”, thành viên Cẩm Tú Đ... cho hay.

Các thành viên khác cũng hết sức bức xúc, “Các nhà hàng chặt chém khách du lịch trong và ngoài nước đã là vấn nạn từ rất lâu rồi, nhất là vào dịp lễ. Cứ khách đông kiểu gì nhà hàng cũng “mài dao” chém đẹp du khách. Cơ quan chức năng phải vào cuộc dẹp ngay không thì mấy năm nữa, người Việt sợ đi du lịch, người nước ngoài cũng ngại đến Việt Nam”, thành viên Khanh Vu chia sẻ.

Thành viên Việt Hoàng Đào nghĩ: “Mỗi địa phương nên có một vài đường dây nóng, hộp thư điện tử để tiếp nhận những thông tin, hình ảnh về việc sản xuất tiêu thụ hàng giả, kém chất lượng, chặt chém khách hàng... và những vấn đề khác nhằm bảo vệ người tiêu dùng”.

Trước đó, trên mạng xã hội cư dân mạng cũng xôn xao về hóa đơn của một nhà hàng ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) khi tính 600.000 đồng một đĩa thịt gà công nghiệp cho khách, đĩa thịt lợn rang cháy cạnh khoảng 1,5 lạng giá 150.000 đồng, đĩa thịt bò xào hành tây giá 250.000 đồng,... Theo thành viên Thai Nguyen, sau khi thắc mắc thì chủ nhà hàng giải thích gà nhập giá đắt nên bán đắt. Đĩa thịt gà mà anh gọi, nhà hàng chỉ được lãi 80.000 đồng.

Ngay sau đó, thành viên này đã gọi điện phản ánh đến chủ tịch Thị xã và được ông hứa sẽ xử lý nghiêm khắc nhà hàng này. Tuy nhiên, thành viên này cũng cho biết đây là lần cuối cùng đi du lịch ở Sầm Sơn.

Giải thích mới nhất về vụ việc này, lãnh đạo thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết, đây là trường hợp của anh Thái ở Thái Nguyên, vào ăn ở Nhà hàng Hải Nhân gọi 1 con gà (con gà nặng 2,4 kg), bò xào, 8 chai bia, cơm canh,... cho 3 người ăn.

Theo lý giải của đại diện cơ quan quản lý, một con gà 2,4 kg chế biến tính 600.000 đồng không phải là chặt chém. Vì ở chợ gà lông đã có giá 120.000 đồng/kg, cao điểm có thể lên tới 150.000 đồng. Hơn nữa, nếu nhà hàng chủ tâm chặt chém sẽ không ghi phiếu thu, ở đây lại ghi phiếu thu rõ ràng. Dân bản địa của Sầm Sơn, nhất là dân kinh doanh ai cũng biết, Sầm Sơn xử lý chuyện chặt chém rất nghiêm không dám vi phạm. 

Sau khi kiểm tra tại nhà hàng, đội quản lý thị trường trực tiếp gọi điện cho khách hàng để khách nắm rõ hơn. Và vị khách đó không còn trách cứ nữa.

Vietnamnet, 01/07/2015
Đăng ngày 02/07/2015
B.Hân
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 05:32 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 05:32 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 05:32 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 05:32 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 05:32 17/11/2024
Some text some message..