Hàm lượng dinh dưỡng trong Moina ảnh hưởng đến cá rô phi bột như thế nào?

Nghề nuôi cá rô phi (Oreochromis niloticus) hiện nay không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người nuôi mà giá trị dinh dưỡng của loài cá này cũng được đánh giá cao. Ở Việt Nam, cá rô phi được coi là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, nổi bật là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng xuất khẩu cao nhất cả nước.

cá rô phi
Cá rô phi có tên khoa học là Oreochromis niloticus. Ảnh aquaflore.ru

Sinh vật phù du được biết đến là nguồn thức ăn tự nhiên, cung cấp dưỡng chất thiết yếu như chất béo, chất đạm, enzyme và vitamin cho các loài thủy sản. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng dinh dưỡng trong động vật phù du có thể được điều chỉnh nếu cho ăn bổ sung các nguồn thức ăn khác nhau như cám gạo, tảo, phân động vật, và điều này làm  tác động đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá, tôm.

Đầu tháng 12/2021, các nhà khoa học đến từ Malaysia đã báo cáo kết quả một nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung Moina macrocopa vào chế độ ăn của cá rô phi giai đoạn cá bột lên sự tăng trưởng, tỉ lệ sống, thành phần dinh dưỡng của cá.

Moina
Moina macrocopa là một loài giáp xác, vi sinh vật phù du phổ biến được tìm thấy ở các vùng nước từ ngọt đến lợ. Ảnh cottagelife

Nghiên cứu này được thực hiện với 8 bể cá rô phi tương ứng 8 nghiệm thức : cá rô phi cho ăn bổ sung M. Macrocopa được nuôi với các nguồn thức ăn khác nhau: (1) nghiệm thức đối chứng (M.macrocopa không cho ăn bổ sung nguồn thức ăn nào), (2) M.macrocopa được cho ăn bổ sung tảo Chlorella , (3) phân gà, (4) phân chim yến, (5) dầu hạt cải, (6) thức ăn công nghiệp, (7) cám gạo và (8) bột đậu nành.

M. macrocopa có kích thước từ 200 µm đến 400 µm thu từ các trại nuôi vi sinh. Cá rô phi được chọn cho thí nghiệm chiều dài ban đầu là 2,40 – 2.82 cm, trọng lượng ban đầu 0,47 – 0.53 g và được thu sau khi nở 28 ngày.

cá rô phi
Cá rô phi được chọn cho thí nghiệm. Ảnh minh họa

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi dùng cám gạo làm thức ăn cho M. macrocopa thì hàm lượng protein và lipid của cá rô phi đạt giá trị cao nhất lần lượt là 24.9% và 6.89%. Một nghiên cứu trước đây đã xác định protein (20% đến 30%) và lipid (5% đến 12%) là mức dinh dưỡng phù hợp nhất cho cá bột và ấu trùng. Tăng trưởng và tỷ lệ sống cũng được ghi nhận với giá trị rất cao. Tỷ lệ sống đạt 92,44% cao hơn so với các nghiệm thức khác. Trọng lượng cá rô phi tăng từ 0,47 – 0.53 g trọng lượng ban đầu lên 5,83 g sau 60 ngày. 

Hàm lượng DHA (Docosahexaenoic acid) trong cá được tìm thấy ở bể nuôi bằng M. Macrocopcas khi bổ sung cám gạo (khoảng 0,61 %). Trong khi, các bể bổ sung phân chim yến ,phân gà, và dầu hạt cải thì lượng DHA rất thấp hoặc không có. Kết quả cũng chỉ ra M. Macrocopcas ăn bổ sung tảo chlorella ghi nhận lượng EPA trong cá rô phi đạt cao nhất 6.33%.  EPA và DHA đã được chứng minh đóng vai trò vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, phát triển của não bộ, cấu trúc, chức năng màng tế bào và khả năng chịu đựng căng thẳng ở cá.

Nghiên cứu cho thấy được tầm quan trọng việc bổ sung thêm các nguồn thức ăn cho động vật phù du. Việc sử dụng Moina macrocopa được bổ sung cám gạo chỉ ra những kết quả tốt nhất cho sự tăng trưởng, thành phần dinh dưỡng cũng như tỉ lệ sống của cá rô phi. Theo tác giả, cả 8 chế độ ăn đều có thể áp dụng vào thực tiễn vì dễ xử lý, chi phí phù hợp và bảo quản được lâu. 

Nguồn : Hidayu Suhaimi , Amirah Yuslan, Nizalmie Azani , Ahasan Habib , Hon Jung Liew ,Nadiah W. Rasdi (12/2021). Effect of dietary enhanced Moina macrocopa (Straus,1820) on the growth, survival and nutritional profiles of hybrid Nile tilapia fry. Science Direct.

Đăng ngày 18/01/2022
Ngọc Diễm @ngoc-diem
Nuôi trồng

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 17:45 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 17:45 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 17:45 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 17:45 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 17:45 25/04/2024