Hạn hán, xâm nhập mặn, cá chết gây thiệt hại hơn 6.900 tỉ đồng

Báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ  Việt Nam cho hay: tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, thủy sản chết bất thường ở ĐBSCL, Tây Nguyên, miền Trung… đã gây thiệt hại khoảng 6.972 tỉ đồng.

Nguyễn Thị Thu Hà
Bà Nguyễn Thị Thu Hà báo cáo về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và thủy sản chết hàng loạt.

21 tỉnh bị ảnh hưởng

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng ban Phong trào Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam báo cáo trong cuộc họp về tình hình thiệt hại và triển khai hỗ trợ nhân dân bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn, hiện tượng thủy sản chết bất thường sáng 12-5, rằng hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên và ĐBSCL năm 2016 được đánh giá là nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua.

“Hạn hán, xâm nhập mặn đã làm 424.099 hộ thiếu nước sinh hoạt; thiệt hại 248.288 ha lúa, 18.874 ha hoa màu, 53.814 ha cây ăn quả, 105.211 ha cây công nghiệp, 5.703 ha nuôi trồng thủy sản. Ước tính tổng thiệt hại: 6.392 tỉ đồng” - bà Hà nói.

Thủy sản chết bất thường tại miền Trung gây thiệt hại khoảng 580 tỉ đồng. Cụ thể: Tỉnh Hà Tĩnh, thiệt hại ước tính khoảng 260 tỉ đồng; tỉnh Quảng Trị, ước thiệt hại: 134,91 tỉ đồng; tỉnh Thừa Thiên-Huế có 405 lồng cá nuôi của 111 hộ dân bị chết hoàn toàn, thiệt hại khoảng 11 tỉ đồng; lượng cá chết toàn tỉnh khoảng 55 tấn.

Các thiệt hại của hoạt động đánh bắt thủy, hải sản gần bờ, tàu đánh bắt xa bờ, dịch vụ nghề cá, du lịch chưa thống kê được; tỉnh Quảng Bình, tổng thiệt hại ước tính là 175, 255 tỉ đồng; TP Đà Nẵng chưa báo cáo ước thiệt hại nhưng đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ.

Khó khăn còn kéo dài

Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá: Hạn hán, xâm nhập mặn và đặc biệt là thủy sản chết bất thường tại miền Trung sẽ còn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhân dân tại các địa phương. “Những khó khăn này có thể kéo dài hơn nữa" - ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Theo Ban Thường trực UB Trung ương MTTQ Việt Nam, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương cần phối hợp với các địa phương chỉ đạo khắc phục lâu dài về tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn. Đặc biệt làm rõ nguyên nhân gây nên tình hình cá biển chết hàng loại vừa qua, sớm có biện pháp kiên quyết xử lý ô nhiễm môi trường bền vững.

Nghiên cứu, có phương án bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như môi trường biển trong khu vực bền vững hơn.

Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động báo chí, đảm bảo việc đưa tin chính xác, khách quan, đầy đủ thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước và phản ánh đúng thực tế các hoạt động của từng địa phương để định hướng thông tin tuyên truyền dư luận nhằm ổn định tình hình; không để báo chí, mạng Internet, mạng xã hội… đưa tin bài sai thực tế, thiếu chính xác, cắt gọt thông tin gây hoang mang trong nhân dân.

Thường xuyên theo dõi diễn biến xảy ra và tâm tư nguyện vọng của người dân các vùng ven biển, cửa sông. Tiếp tục tuyên truyền, có những hỗ trợ kịp thời để người dân yên tâm, không hoang mang làm ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống. Tổ chức thu gom, tiêu hủy cá chết để hạn chế ô nhiễm môi trường; vận động người dân không sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức, để tránh ngộ độc do ăn phải cá chết.

Chủ động giải quyết điểm nóng có thể xảy ra trong thời gian tới, không để người dân bị kích động biểu tình, tập trung gây rối liên tỉnh, phá hoại bầu cử.

Theo số liệu từ Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, tính đến ngày 21-4, đã có 21 tỉnh chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, trong đó 15 tỉnh công bố thiên tai, gồm: Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Gia Lai, Kiên Giang, Kon Tum, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Đắk Lắk và Đắk Nông. Những ngày gần đây, tình hình cá chết bất thường hàng loạt xảy ra ở 6 tỉnh ven biển miền Trung:Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Thanh Hóa, gây thiệt hại lớn tài sản của nhân dân và nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống và tư tưởng của nhân dân. 

Pháp Luật Tp. HCM, 12/05/2016
Đăng ngày 12/05/2016
Chân Luận
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 07:23 25/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 07:23 25/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 07:23 25/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 07:23 25/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 07:23 25/01/2025
Some text some message..