Hậu Giang: Kinh nghiệm nuôi cua đinh thu nhập cao

Hộ ông Nguyễn Văn Luông là thành viên Hợp tác xã Thạnh Lợi, với diện tích ao nuôi 300m2 ông thả nuôi 200 con. Sau 14 tháng nuôi thu hoạch trung bình đạt từ 1,2-1,4 kg/con, sản lượng 228 kg, với giá bán 700.000 đ/kg. Sau khi trừ chi phí lợi nhuận đạt từ 54 triệu đồng.

Hậu Giang: Kinh nghiệm nuôi cua đinh thu nhập cao
Cua đinh mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nuôi ở miền Tây

Ông Luông cho biết thời điểm thả cua đinh nuôi vào khoảng tháng 3,4 là tốt nhất, thả sau khi cải tạo ao khoảng 7 ngày. Vì thời điểm đó trời nắng, không có mưa dầm hạn chế các bệnh như bệnh nấm, bệnh mắt đỏ trên cua đinh. Để phòng ngừa  bệnh thì định kỳ nữa tháng tạc thuốc tím hoặc muối ăn xuống ao nuôi. Nuôi cua đinh phức tạp và khó hơn ba ba rất nhiều vì tuy cùng họ nhưng đặc tính, sự sinh trưởng của chúng là khác nhau.

Môi trường nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến việc thành bại khi nuôi cua đinh. Nên xây dựng ao nuôi ở nơi có nguồn nước sạch độc lập để bảo đảm cấp nước sạch. Không gian yên tĩnh, kín đáo, quang đãng, dễ thoát nước, không bị úng ngập. Diện tích ao nuôi tùy điều kiện với mỗi gia đình, nhưng thích hợp nhất là khoảng 500m2, nhiều nhất không quá 1.000m2. Mực nước thích hợp cho nuôi cua đinh thịt là từ 1,5m - 2m, mực nước chứa thường xuyên từ 1m - 1,2m.  Thời gian nắng nóng và mùa lạnh cho nước sâu thêm 20cm - 30cm. Sườn bờ cần tạo chỗ cho cua đinh nghỉ ngơi dưới nước và trên bờ có chỗ cố định cho cua đinh ăn để tiện theo dõi. Xung quanh cần có bờ cao, tốt nhất là xây bờ tường dựng đứng cao 0,5m so với mặt đất để cua đinh không thoát ra ngoài.

Chọn con giống đồng cỡ, kích cỡ giống là 150-200g/con. Ngoại hình bóng, không bị xây xát, dị hình, không bị tật. Con giống khỏe mạnh, đồng đều, hoạt động nhanh nhẹn, không nhiễm bệnh. Con giống khỏe thể hiện bằng cách cho lật ngửa chúng sẽ tự lật lại bình thường. Con giống yếu thể hiện ở triệu chứng là cổ rụt không hết, bò chậm, mắt có tinh thể màu đục. Khi mua giống bà con nên mua ở những cơ sở có uy tín. Mật độ thả là 0,5-1,0 con/m2. Trong điều kiện nuôi thâm canh có thể thả tới 2con/m2.

Thức ăn của cua đinh là động vật còn tươi sống như: Cá tạp, ếch nhái, các loại phụ phế phẩm của lò mổ, thịt động vật kém phẩm chất, giun đất, cá tép khô và bột ngũ cốc…Lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trung bình bằng 10% trọng lượng. Cho ăn ngày 2 lần ở những vị trí cố định. Thức ăn cho vào sàng, nia ngập trong nước 20-30cm. Sau mỗi lần cho ăn nên kéo lên kiểm tra xem lượng thức ăn có hết không để điều chỉnh cho phù hợp và vệ sinh.

Cua đinh mỗi năm sẽ cho sinh sản 3 đợt, mỗi đợt 10 - 15 trứng. Tỉ lệ ấp trứng nở khoảng 70%. Cua đinh năm đầu tăng trưởng chậm, nhưng từ năm thứ 2 trở đi tăng trưởng nhanh có thể tăng 2 – 3kg/năm. Toàn xã Thạnh Xuân có 6 mô hình nuôi cua đinh đạt hiệu quả tăng thu nhập cho gia đình và hiện đang nhân rộng trong khu vực.

Khuyến nông Hậu Giang
Đăng ngày 14/10/2019
Mai Thanh Vũ
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 05:21 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 05:21 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 05:21 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 05:21 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 05:21 29/01/2025
Some text some message..