Hậu Giang: Nuôi thủy sản trên đất lúa

Nhằm giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác, Trung tâm KN-KN Hậu Giang triển khai nhiều dự án nuôi thủy sản trên đất lúa theo mô hình luân canh lúa - tôm càng xanh; lúa - cá mang lại hiệu quả gấp nhiều lần lúa.

bắt tôm
Anh Trung bắt tôm để kiểm tra sự phát triển

Theo lịch hẹn, tôi được ông Phan Văn Kỳ, cán bộ kỹ thuật Trung tâm KN-KN Hậu Giang dẫn đi thăm mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trên nền đất lúa của hộ nông dân Phạm Văn Trung, ở ấp Trường Phước, xã Trường Long Tây, Châu Thành A.

Thời điểm này, người dân địa phương đang chuẩn bị thu hoạch lúa thu đông, nhưng phần lớn nông đều tỏ ra không vui vì lúa bị mưa bão làm đổ rạp, giá công cắt tăng rất cao. Nông dân phải mướn máy rút nước ra để cứu lúa. Trái ngược với mọi người, anh Trung lại đặt máy để bơm vào ruộng thay nước cho đám tôm càng xanh đang thời kỳ phát triển mạnh.

Anh Phạm Văn Trung cho biết, gia đình có tổng cộng 5 ha đất lúa, riêng 1 ha sau nhà được lên đê bao kỹ giữ nước để luân canh thủy sản lúa - thủy sản. “Sau vụ lúa hè thu, tôi không làm tiếp lúa thu đông mà chuyển sang nuôi thủy sản. Có năm nuôi cá rô đồng, hoặc nuôi ghép nhiều thứ cá rô, cá chép, cá mè… Năm nay được Trung tâm KN-KN tỉnh hỗ trợ nuôi tôm càng xanh, hy vọng thành công sẽ mở ra hướng đi mới”, anh Trung tâm sự.

Theo anh Trung, mỗi ha nuôi cá, sau 5-6 tháng chăm sóc sẽ cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng, chỉ cần lợi nhuận 50% đã gấp nhiều lần so với trồng lúa. Còn nếu nuôi tôm càng xanh, năng suất đạt khoảng 1 tấn/ha là thành công, vì loài này có giá trị kinh tế cao.

Hiện nay, tôm càng xanh của hộ anh Trung đã thả được gần 3 tháng, trọng lượng đạt khoảng 100 con/kg. Nếu chăm sóc tốt, hơn 2 tháng nữa sẽ cho thu hoạch. Anh Trung cho biết: “Nếu vụ này thành công thì sang năm sẽ bỏ luôn vụ lúa hè thu để chuẩn bị mặt đất cho thật tốt, cũng như có thời gian dài để nuôi tôm đạt cỡ lớn, bán được giá cao hơn”.

Tương tự, hộ anh Võ Hồng Quang ở ấp Trường Lợi, xã Trường Long Tây cũng mạnh dạn bỏ vụ lúa để nuôi tôm càng xanh trên diện tích 1,3 ha. Đây không phải là năm đầu tiên anh Quang nuôi tôm càng xanh trên đất lúa.

“Cách đây 2 năm tôi đã đầu tư nuôi tôm cành xanh, năng suất đạt 1,3 tấn/ha, bán giá 140.000 đồng/kg, thu được hơn 180 triệu, trừ chi phí còn lãi gần 100 triệu. Đây là mức lợi nhuận rất cao, trồng lúa 3 vụ/năm thu nhập cũng thua xa một vụ tôm”, anh Quang phấn khởi nói.

Vụ tôm này được Trung tâm KN-KN tỉnh hỗ trợ con giống và một phần thức ăn, anh Quang dự định nuôi tôm đạt cỡ 15-20 con/kg mới thu hoạch, nhằm bán được giá cao.

Ông Nguyễn Thế Kỷ, Trưởng trạm KN-KN huyện Châu Thành A cho biết, năm nay huyện có kế hoạch thả nuôi 350 ha thủy sản trên đất lúa, đến nay nông dân đã thả nuôi được 313 ha. Nông dân chủ yếu chọn các loại cá dễ nuôi như rô đồng, rô phi, cá mè vinh, cá chép…

Ngoài những mô hình nuôi có đầu tư thức ăn, năng suất và hiệu quả cao do Trung tâm KN-KN tỉnh hỗ trợ, nông dân còn nuôi theo hình thức quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong mùa nước nổi.

Theo đó, cá giống sẽ được thả nuôi trước trong ao 1-2 tháng, sau khi thu hoạch lúa sẽ cho cá lên ruộng kiếm thức ăn. Trong suốt mùa nước lũ tràn đồng, nông dân sẽ dùng lưới cước bao quanh toàn bộ khu ruộng để giữ cá cho đến khi nước rút mới thu hoạch để chuẩn bị gieo sạ lúa đông xuân.

Ông Kỷ cho biết: “Nuôi theo hình thức này năng suất chỉ đạt 600-800 kg cá thương phẩm/ha nhưng lợi nhuận vẫn rất cao, do không phải tốn chi phí thức ăn, thịt cá săn chắc, thơm ngon nên dễ tiêu thụ”.

Ông Phan Văn Kỳ cho biết, năm 2013 Trung tâm KN-KN tỉnh triển khai 2 dự án thủy sản trên đất lúa là nuôi tôm càng xanh và nuôi cá. Trong đó, mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa thực hiện tại huyện Châu Thành A, quy mô 2 ha, với 2 hộ nông dân tham gia.

Theo đó, Trung tâm sẽ hỗ trợ 100% tiền mua con giống (giống toàn đực, mua tại An Giang, giá 360 đồng/con), 30% chi phí thức ăn trong suốt vụ nuôi. Mật độ thả 6 con/m2, thời gian nuôi 6 tháng, mục tiêu của dự án là tỷ lệ tôm sống đến khi thu hoạch đạt trên 50%, hệ số tiêu tốn thức ăn là 1,3 kg thức ăn/kg tôm thương phẩm, năng suất đạt từ 0,9 tấn/ha trở lên. Tổng số vốn thực hiện mô hình này là trên 118 triệu đồng, trong đó nông dân được hỗ trợ 72 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến ngư của tỉnh.

Còn mô hình luân canh lúa - cá được thực hiện ở 2 huyện là Châu Thành A và Long Mỹ với 9 hộ dân tham gia, tổng kinh phí 488,6 triệu đồng, trong đó Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ 259 triệu đồng, còn lại dân đóng góp.

Mô hình thả nuôi theo 2 nghiệm thức: 80% cá sặc rằn + 15% cá rô đồng + 5% cá mè vinh hoặc 80% cá rô đồng + 15% cá sặc rằn + 5% cá mè vinh, mật độ thả nuôi 10 con/m2. Mục tiêu của dụ án là năng suất đạt từ 10 tấn/ha trở lên sau 6 tháng thả nuôi, mức tiêu tốn là 1,3 kg thức ăn /1 kg cá thương phẩm. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 30% chi phí thức ăn, được tập huấn kỹ thuật.

Báo Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 01/10/2013
Đ.T.CHÁNH
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 21:47 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 21:47 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 21:47 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:47 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 21:47 21/12/2024
Some text some message..