Hầu hết diện tích tôm chậm lớn ở Hà Tĩnh đều mua giống của Cty Thông Thuận

Để làm rõ nguyên nhân vì sao hàng chục ha nuôi tôm thẻ chân trắng vụ xuân hè 2017 ở Hà Tĩnh chậm lớn, gây thiệt hại nặng cho người dân, PV NNVN đã có buổi làm việc với đơn vị cung ứng giống và cơ quan chức năng.

Hầu hết diện tích tôm chậm lớn ở Hà Tĩnh đều mua giống của Cty Thông Thuận
Giống của Cty Thông Thuận

Thêm nhiều hộ nuôi thiệt hại

Không chỉ bó hẹp ở huyện Thạch Hà, theo tìm hiểu của PV, vụ tôm xuân hè 2017 hầu hết diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn Hà Tĩnh mua giống của Cty CP thủy sản Thông Thuận - Hà Tĩnh (Cty Thông Thuận) đều chung một thực trạng “hay ăn, chậm lớn”.

chất lượng con giống, con giống, giống tôm Thông Thuận,  nuôi tôm, nuôi tôm Hà Tĩnh, tôm chậm lớn
Tôm nuôi mãi không lớn gây thiệt hại cho hộ ông Mại trên dưới 200 triệu đồng

Huyện Lộc Hà có 80 hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích 107,5ha thì có đến 18 hộ với 17,2ha thả tôm giống của Cty Thông Thuận. Theo đánh giá của huyện, vụ sản xuất vừa qua nhìn chung tôm phát triển chậm và năng suất kém hơn so với các năm trước. Trong đó, thiệt hại nặng nhất là các hộ thả giống của Cty Thông Thuận, bình quân sau 80 ngày nuôi phải 150 - 200 con mới được 1kg. Ước tổng thiệt hại khoảng 3 tỷ đồng; sản lượng giảm 40% so với những năm trước. “Nguyên nhân bước đầu một phần do chất lượng tôm giống, một phần do thời tiết thất thường (nắng nóng sau đó mưa lớn) nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm”, Trung tâm ứng dụng KHKT và bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi huyện Lộc Hà thông tin.

Ông Nguyễn Văn Mại ở xã Hộ Độ là một trong những hộ nuôi tôm có thâm niên ở Hà Tĩnh nói chung, huyện Lộc Hà nói riêng. Vốn là người rất nghiêm túc, nói thật, làm thật nên quá trình nuôi tôm ông chăm chút từng khâu một, từ vệ sinh ao hồ, nguồn nước cho đến giống, phòng trừ dịch bệnh... Vụ xuân hè 2017 ông thả nuôi 12ha tôm giống của Cty Thông Thuận, Cty TNHH đầu tư thủy sản Nam Miền Trung và Cty TNHH giống thủy sản Hồ Trung. Trong đó, giống Cty Thông Thuận là 1 triệu con trên diện tích 1,2ha.

“Quá trình nuôi tôm của Cty Nam Miền Trung phát triển rất tốt, Cty Hồ Trung thì bị bệnh phân trắng phải bán non, còn giống của Cty Thông Thuận không bị bệnh, không chết nhưng lại không phát triển. Tôi nuôi đến 80 ngày mà 200 con mới được 1kg, trong khi những năm trước nuôi 75 ngày 80 con là được 1kg; ước thiệt hại hơn 200 triệu đồng”, ông Mại nói.

Nhận định về nguyên nhân tôm chậm lớn, ông Mại nghi ngờ “trại giống Thông Thuận dùng kháng sinh nhiều quá hoặc giống bố mẹ có thể là mua trôi nổi”.

Hộ ông Nguyễn Văn Doãn cùng xã cũng bị thiệt hại trên 100 triệu đồng vì thả giống tôm của Cty Thông Thuận. Theo đó, vụ xuân hè ông mua 30 vạn con về nuôi trên diện tích 5.000m2. Sau khi thả giống được 49 ngày, thấy tôm không phát triển nên ông xả tiêu hủy, bỏ trắng ao nuôi.

“Ngoài Thông Thuận, tôi còn thả giống của Cty khác. Hiện chưa thu hoạch nhưng tôm phát triển rất tốt, ước khoảng 100 con/kg”, ông Doãn nói. 

Đang điều tra nguyên nhân

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết, Chi cục đã nắm được phản ánh của các địa phương và thành lập tổ thanh tra, kiểm tra nhắc nhở Cty Thông Thuận. Ngay sau đó Cty này cũng đã thay toàn bộ giống tôm bố mẹ. “Hiện nay việc xác định nguyên nhân cụ thể tôm chậm lớn rất khó. Có nhiều giả thiết đặt ra là do giống hoặc thời tiết nhưng cái này cần có thời gian. Khi có kết quả chính xác Chi cục sẽ kiến nghị giải pháp cụ thể. Còn trước mắt, việc khắc phục là thỏa thuận giữa doanh nghiệp với người dân”, ông Hoàng nói.

Ông Nguyễn Công Hoàng cho biết thêm, ngoài Thông Thuận, vụ tôm xuân hè vừa qua, giống của Cty C.P cũng chậm lớn bất thường.

Về phía đơn vị cung ứng giống, ông Võ Châu Trọng, Giám đốc Cty Thông Thuận thừa nhận: “Những thông tin báo NNVN viết cơ bản là chính xác”. Theo ông Trọng, sau khi nhận được phản ánh của người dân doanh nghiệp đã cho cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra, tuy nhiên, để xác định nguyên nhân thì chưa thể kết luận được bởi “đây là hiện tượng dịch, chưa khi nào xảy ra”. “Việc người nuôi trồng nghi ngờ tôm chậm lớn do giống là có cơ sở nhưng Cty khẳng định không sử dụng kháng sinh, hóa chất mà chỉ sử dụng các giải pháp sinh học”, ông Trọng nhấn mạnh.

PV hỏi: Một số hộ nuôi phản ánh cán bộ kỹ thuật Cty khi đi kiểm tra thực tế khuyên bà con nên xả ao đi vì tôm bố mẹ bị lỗi có đúng hay không?, ông Trọng cho hay: Ông chưa nghe thông tin này, sẽ cho kiểm tra lại. Cty không thừa nhận tôm chậm lớn là do giống, vậy tại sao lại “đền” 100% giống để nuôi vụ hè thu 2017 cho các hộ thiệt hại?, vị Giám đốc này nói: “Thông tin đền bù 100% giống là chưa có chủ trương, nếu có thì Trọng là người phát ngôn”.

Tuy nhiên, trước đó khi làm việc với PV, hộ nuôi Nguyễn Văn Mại nói: “Hôm qua (2/8 - PV) ông Trọng - giám đốc vào nói trả lại 100% giống cho tôi nuôi vụ mới nhưng tôi chưa dám nhận vì chưa chuẩn bị được ao, hơn nữa chờ hàng xóm nuôi thử được thì nuôi tiếp không thì thôi (?!)”.

chất lượng con giống, con giống, giống tôm Thông Thuận,  nuôi tôm, nuôi tôm Hà Tĩnh, tôm chậm lớn
Giám đốc Cty Thông Thuận - Hà Tĩnh Võ Châu Trọng trao đỏi với phóng viên. Nguồn: Infornet

Ông Võ Châu Trọng: “6 tháng đầu năm 2017, Cty Thông Thuận cung ứng gần 95 triệu con tôm giống. Sau khi xảy ra sự cố tôm chậm lớn Cty đã có chính sách khuyến mãi 30 - 50% giá giống cho người nuôi trồng sản xuất vụ tôm hè thu 2017”.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 07/08/2017
Doanh nghiệp
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Liệu sử dụng thành phẩm có tốt hơn sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô?

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô vào nuôi trồng thay vì sử dụng thành phẩm. Điều đó tốt hay xấu?

Nguyên liệu thô
• 15:46 06/06/2023

Sự khác biệt giữa EHP và các vi bào tử trùng khác là gì?

Bệnh EHP đang trở thành mối đe dọa đáng lo ngại cho người nuôi tôm hiện nay. Mặc dù không gây ra tử vong hàng loạt cho tôm nhưng lại gây ra thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi do ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng và tốc độ phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 14:01 23/05/2023

Chính thức mở cổng đăng ký Vietstock 2023

Vietstock 2023 là triển lãm chuyên ngành Chăn nuôi, Thức ăn Chăn nuôi, Thủy sản và Chế biến Thịt hàng đầu Việt Nam. Triển lãm chính thức mở công đăng ký tham quan vào ngày 18/05/2023.

Vietstock 2023
• 11:15 22/05/2023

Thông cáo báo chí: Hội chợ triển lãm công nghệ ngành thủy sản Việt Nam 2023 - Fistech 2023

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2023 – Nhận được sự ủng hộ của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Công ty Cổ phần Truyền thông và Dịch vụ Nông nghiệp Số phối hợp với Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tổ chức Hội chợ Triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần thứ nhất năm 2023 (Fistech 2023).

Fistech 2023
• 18:53 18/05/2023

Liệu sử dụng thành phẩm có tốt hơn sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô?

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô vào nuôi trồng thay vì sử dụng thành phẩm. Điều đó tốt hay xấu?

Nguyên liệu thô
• 10:21 07/06/2023

3 điều cấm kỵ khi ăn cá

Cá là thực phẩm bổ dưỡng, quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, tuy nhiên bạn nhất định không được mắc 3 điều cấm kỵ khi ăn cá dưới đây.

Cá chiên
• 10:21 07/06/2023

Giá cá lóc tại Trà Vinh lên mức cao nhất trong vòng 3 năm qua

Rút kinh nghiệm trong nghề gần 10 năm qua, nông dân nuôi cá lóc trong năm 2022 và năm 2023 đều nuôi rải vụ, không thả cá giống nuôi tập trung cùng một thời gian nên tránh được cung vượt cầu, giá thấp.

Cá lóc
• 10:21 07/06/2023

Tương lai của nghề nuôi cá là ở... trên cạn

Các hệ thống mới giúp cắt giảm lượng nước và ô nhiễm đã cho phép nuôi cá ở mọi nơi trên thế giới.

Cá hồi
• 10:21 07/06/2023

Thúc đẩy giải pháp giải quyết ô nhiễm nhựa ngành nông nghiệp

Hà Nội, sáng 31/5/2023 – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UNDP Việt Nam, Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) và Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam.

Phùng Đức Tiến
• 10:21 07/06/2023