Hậu Lộc: Khai thác tiềm năng vùng triều nuôi nhuyễn thể

Hậu Lộc (Thanh Hóa) có nhiều tiềm năng, thế mạnh để nuôi trồng và khai thác đa dạng các loài nhuyễn thể ven biển, trong đó nghề nuôi ngao là chủ lực đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho một bộ phận cư dân ven biển của huyện.

nuoi ngao
Nuôi ngao đang là thế mạnh ở vùng triều Hậu Lộc. Ảnh: Ngọc Anh

Khai thác tiềm năng vùng triều

Về Hải Lộc, xã có truyền thống nuôi ngao nhiều nhất của huyện Hậu Lộc, nghe các anh lãnh đạo xã nói chuyện thấy mừng. Nhiều năm nay, nhờ các chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện, người nuôi ngao ở xã Hải Lộc đã phần nào yên tâm sản xuất. Cũng nhờ đó mà phần lớn các hộ dân trong xã đã thoát nghèo, nhiều gia đình trở nên khá giả với nguồn lãi thu về hàng trăm triệu đồng, có hộ đạt cả tỷ đồng mỗi vụ. Không chỉ vậy, nghề này còn tạo ra việc làm cho hơn 50% lao động tại địa phương. Điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Văn Lực, nuôi 5 ha, lợi nhuận 2-3 tỷ đồng/năm; hộ gia đình ông Nguyễn Văn Lợi, nuôi 3,5 ha, lợi nhuận thu về khoảng 1,5-2 tỷ đồng/năm và còn tạo việc làm cho từ 5-7 lao động...

Ngoài Hải Lộc, các xã ven biển khác của huyện như: Đa Lộc, Ngư Lộc và Minh Lộc cũng phát triển nghề nuôi ngao. Toàn huyện có tiềm năng rất lớn cho nuôi trồng thủy sản ven biển, với trên 763 ha diện tích mặt nước, có 12,4 km bờ biển, 2 cửa lạch sông, 1 đảo đã tạo nên nhiều diện tích mặt nước có khả năng phát triển nuôi các loài nhuyễn thể như: ngao, sò huyết, vẹm xanh, hàu... trong đó chủ lực là ngao trắng (Bến Tre), chiếm tới 90% sản lượng nuôi vùng triều của huyện. Hiện nay, toàn huyện đã chủ động sản xuất được ngao giống và có tới 500 hộ nuôi ngao thương phẩm, với mức thu nhập bình quân 100-200 triệu đồng/hộ/năm. Năm 2015, tổng sản lượng nhuyễn thể của cả huyện đạt 10.028 tấn, đạt 100,3% kế hoạch, bằng 107,2% so với cùng kỳ; năng suất bình quân đạt 13,9 tấn/ha/năm; giá trị khoảng 90 tỷ đồng; trong đó sản lượng ngao đạt 9.500 tấn, giá trị 85,5 tỷ đồng.

Hướng tới thương hiệu

Mặc dù còn gặp nhiều rủi ro về môi trường, khó khăn về “đầu ra”, giá cả có lúc bấp bênh... nhưng nghề nuôi ngao và sản xuất ngao giống vẫn được xác định là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện, là đối tượng nuôi chủ lực và thế mạnh phù hợp với địa phương, cần được đẩy mạnh nuôi trồng và khai thác sẽ cho hiệu quả kinh tế cao, hướng tới xây dựng thương hiệu “ngao Hậu Lộc” bên cạnh các con nuôi mũi nhọn của huyện như tôm sú, tôm he chân trắng và cá rô phi. Vì vậy, huyện Hậu Lộc đang triển khai thực hiện các giải pháp về quy hoạch vùng ương ngao giống tập trung, cơ sở hạ tầng đầu mối phù hợp điều kiện ương nuôi ngao giống. Khuyến khích các cơ sở sản xuất giống, ương nuôi thương phẩm hợp tác, liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị, chất lượng giống được cơ quan có thẩm quyền công nhận, con giống phải được kiểm dịch, quản lý nghiêm ngặt trước khi cung cấp cho người nuôi. Tăng cường quản lý Nhà nước từ UBND huyện đến các xã về điều kiện sản xuất giống, ương nuôi giống và nuôi ngao thương phẩm. Tuyên truyền sâu rộng về công tác quản lý giống, quản lý vùng nuôi, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, lưu thông ngao giống và các vật tư phục vụ nuôi ngao. Thường xuyên quan trắc môi trường để cảnh báo kịp thời cho người nuôi. Ứng dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học cho sản xuất ngao giống và nuôi thương phẩm. Tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn, khuyến cáo, thông tin kịp thời về tình hình nuôi, kỹ thuật nuôi mới cho người dân. Cán bộ kỹ thuật thường xuyên được tiếp cận, đào tạo ngắn hạn về sản xuất giống và nuôi thương phẩm tại các trung tâm, vùng nuôi tiên tiến, hiện đại trong và ngoài nước. Hình thành các HTX hoặc ban, tổ quản lý vùng nuôi, tăng cường vai trò quản lý cộng đồng, khuyến khích thành lập hiệp hội về sản xuất ngao giống, ương nuôi và nuôi ngao thương phẩm tại Hậu Lộc để hỗ trợ nhau về kỹ thuật, dịch vụ hậu cần và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, người dân cần quan tâm cải tạo ao đầm, bãi nuôi, vùng nuôi nhuyễn thể hàng năm, thả đúng mật độ giống bảo đảm để các loài nhuyễn thể sinh trưởng, phát triển.

Báo Thanh Hóa, 22/07/2016
Đăng ngày 25/07/2016
Ngọc Anh
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 13:29 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 13:29 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 13:29 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 13:29 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 13:29 22/11/2024
Some text some message..