Hệ sinh thái biển - tài nguyên cần được bảo tồn

Những đe dọa về sự gia tăng mức độ ô nhiễm đại dương, nguồn lợi thủy sản suy giảm nghiêm trọng và tác động của con người. Vấn đề bảo vệ các loài thủy sản và đa dạng sinh học càng trở nên cấp bách.

Hệ sinh thái biển
Việt Nam được đánh giá là 1 trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học cao, đặc biệt là về hệ sinh thái biển. Ảnh: desfoli.de

Tầm quan trọng 

Đến nay, trong vùng biển Việt Nam đã phát hiện được 20 kiểu hệ sinh thái biển, điển hình như các hệ sinh thái: cửa sông ven biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, rạn san hô, thảm cỏ biển,… và khoảng 11,000 loài sinh vật cư trú với nhiều hệ sinh thái đặc trưng, nhiều loài sinh vật có giá trị cao về mặt kinh tế.

Trong đó, khoảng 6,000 loài động vật đáy, 2,038 loài cá, trên 100 loài cá kinh tế, hơn 300 loài san hô cứng, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển và 5 loài rùa biển. Theo ước tính, mỗi năm, khoản lợi nhuận thu được từ các hệ sinh thái biển và ven biển của Việt Nam từ 60 - 80 triệu USD, tức khoảng 56 - 100 USD/năm/gia đình cư dân sống ở các huyện ven biển. 

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, 1 km2 rừng ngập mặn có thể cung cấp lượng đánh bắt 450kg hải sản/năm. Mỗi năm, hệ sinh thái cỏ biển cung cấp lượng thủy sản và các dịch vụ có giá trị trên 20 triệu USD và giá trị mà đầm phá mang lại ước tính lên đến trên 2.000 USD/ha.

Cỏ biểnCỏ biển có thể tạo ra 10 tấn lá làm nguồn thức ăn, sinh cảnh và nơi sinh sản của nhiều loài động vật. Ảnh: Baoquocte.vn

Mỗi m2 cỏ biển có thể tạo ra 10 lít O2 hòa tan, góp phần cân bằng O2 và CO2 trong nước, làm giảm hiệu ứng nhà kính khi hấp thụ CO2 vào nước. Trong thời gian một năm, 0,44 ha cỏ biển có thể tạo ra 10 tấn lá làm nguồn thức ăn, sinh cảnh và nơi sinh sản của nhiều loài động vật không xương sống, có xương sống cả ở giai đoạn con non và trưởng thành.  

Tuy nhiên, vùng biển nước ta hiện nay đang chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề bởi các vấn đề về ô nhiễm môi trường, hoạt động khai thác quá mức,…khiến hệ sinh thái biển vốn mong manh chịu nhiều tổn thương, dẫn dến độ đa dạng sinh học bị suy giảm và gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Vì thế, việc thiết lập các khu bảo tồn nhằm duy trì, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển luôn được đặt ra cấp thiết. 

Ra sức hành động 

Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp quyết liệt, nhằm bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học biển. Ngay từ năm 1995, trong Kế hoạch Hành động đa dạng sinh học quốc gia được Chính phủ phê duyệt đã đề cập đến công tác bảo tồn biển và vùng ven biển. Tiếp đó, việc nghiên cứu xây dựng quy hoạch hệ thống khu bảo tồn cũng đã được các bộ, ngành liên quan nhóm thực hiện.  

Bảo vệ hệ sinh thái biểnBảo tồn biển rất cần thiết nhằm tạo ra sự phát triển ổn định cho nền kinh tế biển của nước nhà.  Ảnh: wallpapercave.com

Năm 2010, việc xây dựng và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn đã được Thủ tướng Chính phủ chính thức ký ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam năm 2020. Với các mục tiêu xây dựng hệ thống khu bảo tồn biển nhằm bảo tồn hệ sinh thái, các loài thủy sinh vật biển có giá trị kinh tế khoa học, góp phần phát triển kinh tế biển, cải thiện sinh kế của cộng đồng ngư dân các địa phương ven biển. 

Đến 2018, cả nước đã có 10 khu bảo tồn biển được thành lập và đi vào hoạt động, góp phần thiết thực bảo vệ các hệ sinh thái biển đặc thù, các loài sinh vật biển quý, hiếm, phát triển kinh tế biển gắn với đấu tranh bảo vệ chủ quyền, an ninh trong vùng biển đặc quyền kinh tế,.. 

Theo số liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, các khu bảo tồn biển sở hữu gần 70,000 ha rạn san hô, 20,000 ha thảm cỏ biển, trong đó có gần 100 loài đặc hữu, nguy cấp. Ngoài ra, đây còn là “bãi đẻ” và ương dưỡng con non của các loài thủy sinh, phục hồi hệ san hô và hỗ trợ duy trì tốt trữ lượng hải sản. Bên cạnh nghề khai thác truyền thống, người dân địa phương có thể tạo thêm nguồn sinh kế nhờ vào cơ hội phát triển du lịch từ các khu bảo tồn biển.  

Việc xây dựng khu bảo tồn biển rất cần thiết, bởi khi duy trì được tính đa dạng hệ sinh thái và các loài sinh vật biển chính là bảo vệ toàn nguồn vốn tự nhiên, tạo ra sự phát triển ổn định cho nền kinh tế biển của nước nhà.  

Đăng ngày 12/01/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Môi trường

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 07:46 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 07:46 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 07:46 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 07:46 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 07:46 20/04/2024