Hệ thống nuôi tôm Raceway của Tiến Sỹ Addison L.Lawrence

Kể từ những năm 1980, sản lượng tôm ở Hoa Kỳ ngày càng phụ thuộc vào các quốc gia khác. Do đó, các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra phương pháp làm tăng năng suất tôm nuôi, họ đã chuyển sang một công nghệ mà trong đó tôm được nuôi trong những bể nước hình chữ nhật, các bể được bố trí nằm kề liền nhau và chúng được bố trí trong phòng lớn.

he thong nuoi tom

Nhưng phương pháp này - còn gọi là công nghệ raceway - không sản xuất đủ thủy sản để mang lại lợi nhuận cao. Đó là bởi vì các bể chứa nước này tương thích với một khoảng không gian nhất định, do đó yêu cầu phải có một cơ sở rất lớn để sản xuất một lượng tôm lớn. Với những hạn chế như vậy, tôm nhập khẩu vẫn còn rẻ hơn so với tôm nuôi bằng phương pháp này.

Các chuyên gia nông nghiệp bị cản trở vì những nhược điểm đó cho đến khi tiến sĩ Addison L. Lawrence, một nhà khoa học tại Phòng Thí Nghiệm Nghiên Cứu Nuôi Trồng Hải Sản Texas AgriLife, có một ý tưởng đơn giản tuyệt vời là: Tại sao không xếp chồng các bể này lên với nhau?

Chính vì vậy mà có khái niệm "hệ thống raceway được xếp chồng lên nhau để nuôi tôm siêu thâm canh”, sự cải tiến này giúp Hoa Kỳ có thể sản xuất tôm tăng lên đến 1 triệu pound mỗi năm trên 4000 m3 nước, so với việc nuôi tôm bằng ao hồ tự nhiên và hệ thống raceway khi chưa cải tiến thì chỉ sản xuất được lần lượt là 20,000 pound và 50,000 pound, tiến sĩ Lawrence cho biết. Công nghệ này sẽ được bắt đầu áp dụng vào các cơ sơ sản xuất vào năm tới.

Mặc dù Tiến sĩ Lawrence phải cố gắng hoàn thành phát minh của mình đến gần 10 năm, ông thừa nhận rằng ý tưởng này nhìn thì đơn giản nhưng không phải vậy. Ông cũng cho biết thêm: “ Việc cấp bằng sáng chế cho ý tưởng đó thì rất đơn giản miễn là chúng thật sự có hiệu quả.”

Đầu tiên, về mặt lý luận khoa học thì phương pháp này có vẻ như là phản thực tế. Sau tất cả những vấn đề đó, chúng tôi có xu hướng kết hợp sự cải tiến, đặc biệt là sự cải tiến công nghệ, với nhiều công nghệ không có khả năng mã hóa được và về mặt lý luận khoa học thì chỉ có những người có ý tưởng tiến bộ nhất mới có thể hiểu được. Khi nói chuyện với những người có ý tưởng tiến bộ này thì họ chắc chắn sẽ nói với bạn rằng: Hãy đơn giản thôi.

Steven J. Paley, một nhà phát minh đã có 9 bằng sáng chế và là tác giả của cuốn sách “ Nghệ thuật phát minh: Quá trình sáng tạo của sự khám phá và thiết kế”, nói rằng: “ Tính đơn giản luôn là một cái gì đó để phấn đấu”. “Hầu hết mọi người chỉ cần cố gắng và bắt kịp phương pháp. Làm phức tạp vấn đề thì dễ dàng hơn nhiều so với việc tìm kiếm sự đơn giản. Tôi nghĩ rằng mọi người đều biết điều này, nhưng thật khó để làm được.”

Đối với tiến sĩ Lawrence, ý tưởng “đơn giản” về việc xếp chồng các bể lên với nhau chỉ hoạt động nếu ông có thể tìm ra cách làm cho chúng nhẹ hơn. Trong bảng thiết kế hệ thống raceway đầu tiên thì mỗi bể chứa nước có độ sâu từ 3 – 5 feet, nên làm cho chúng quá nặng để có thể xếp thành chồng được. Tên gọi của hệ thống raceway đầu tiên được lấy cảm hứng từ chu trình nước tuần hoàn trong các bể mà được ví như những chú ngựa trên đường đua. (Các bể chứa nước được tiến sĩ Lawrence mô tả trông giống như “một cái máng cho lợn ăn có kích thước lớn quá khổ”có chiều dài là 50 – 150 m và chiều rộng từ 3 – 5 m). Chính vì vậy, vào năm 2000, ông tự hỏi liệu mình có thể nuôi tôm trong vùng nước cạn hơn được không?

Ông nhớ lại những gì đã xảy ra tiếp sau đó: “Tôi đã đi đến trường kỹ thuật. Tôi nói, ‘Được rồi. Tôi có thể nuôi tôm trong nước có độ sâu tối đa là bao nhiêu để có thể xếp chồng các kênh dẫn sao cho chúng có hiệu quả kinh tế?’”. Họ đã nói rằng: “ Bạn không thể vượt quá độ sâu 12 inch”. Đó là bởi vì nước sâu hơn thì trọng lượng của các bể chứa sẽ tăng lên rất nhiều đến nổi sự hỗ trợ cơ cấu sẽ bị mất.

Một năm sau, tiến sĩ Lawrence tiến hành thử nghiệm nuôi tôm nước nông đầu tiên của mình. Kết quả, ông phát hiện ra rằng tôm có thể phát triển được ở nước có độ sâu ít hơn 4 inch.

“Tôi nói: ‘Wow, Thật không thể tin được. Tôi đã phải mất 4 – 5 năm tới để tiến hành thí nghiệm sau khi thử nghiệm, thí nghiệm bằng những cách khác nhau, để chứng thực với bản thân rằng phương pháp này là có hiệu quả kinh tế và có thể thực hiện được.”

tiến sĩ Lawrence

Cuối cùng, vào năm 2008, ông nộp đơn xin cấp bằng sáng chế - hiện đang cấp phát chính thức – cho hệ thống mà các bể chứa nước được giám sát bằng máy tính có độ sâu từ 6 – 8 inch và các bể được xếp chồng cao 7 tầng. Trong khi đó, Royal Caridea, một công ty sản xuất thủy sản mới thành lập, đã mua bảng quyền cấp phép hệ thống trên toàn thế giới và dự kiến sẽ khởi công vào một cơ sở sản xuất mới trong năm 2012. Tiến sĩ Lawrence dự đoán rằng, trong thời gian tới, mỗi khu vực đô thị lớn “sẽ có một trang trại nuôi tôm gần giống với mô hình này” và sẽ không còn nhiều lý do để dựa vào tôm nhập khẩu nữa.

Ông Lawrence cho biết: “ Tất cả những gì tôi đã làm là giảm độ sâu của nước”. Ông cười khúc khích nói “ Bây giờ đó là vấn đề phức tạp ư?”.

http://www.nytimes.com
Đăng ngày 05/09/2013
Lược dịch bởi: KS HUỲNH THỊ BÍCH THINH - Công ty VinhthinhBiostadt
Kỹ thuật

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 09:49 13/01/2025

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 19:46 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:46 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 19:46 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 19:46 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 19:46 14/01/2025
Some text some message..