Hến: "Con dao hai lưỡi" không phải ai cũng biết

Hến được cho là loại hải sản sở hữu nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên nó đem lại những nguy cơ mà ít người biết đến.

Hến
Ăn hến nhiều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh: bepvina.vn

Lợi ích sức khỏe từ hến

Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể: Phụ nữ có thai, người trong độ tuổi lao động nên ăn hến để bồi bổ cơ thể vì trong hến có rất nhiều protein, mỡ, đường, muối vô cơ, vitamin A, vitamin B2, i-ốt…

Tăng cường sinh lý cho nam giới: Các nhà khoa học cho biết, hoạt động của cơ quan sinh dục bị giảm là do trong cơ thể thiếu kẽm, khi đó không nên uống thuốc mà chỉ nên dùng thực phẩm để bổ sung lượng kẽm bị thiếu hụt. Trong hến chứa rất nhiều kẽm, do vậy ăn hến thường xuyên sẽ giúp đời sống tình dục của bạn được cải thiện đáng kể.

Tốt cho người bị đái tháo đường: Hến có tác dụng thanh nhiệt, no lâu, ít chất bột, là lựa chọn hàng đầu cho những người mắc bệnh đái đường.

Lợi tiểu: Thịt hến vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng dưỡng âm, lợi tiểu, hoạt tràng, thông khí, thanh nhiệt và giải độc.

Hến - Món ăn thanh mát cơ thểHến được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn nhưng không kém phần bổ dưỡng. Ảnh: vnexpress.net

Tốt cho người bị bướu cổ: Hến có hàm lượng i-ốt cao, nên những người có bệnh bướu cổ do suy tuyến giáp rất nên dùng. Tuy nhiên, do thịt hến non mềm, lượng i ốt lại dễ bị phân hủy nên cần nhớ không được luộc lâu.

Hỗ trợ người thiếu máu: Hến là một loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 và sắt, rất tốt cho những người bị thiếu máu.

Tốt cho người bị tim mạch: Hến ít chất béo, ít cholesterol và nhiều axit béo Omega-3 nên đây cũng là món ăn rất tốt cho những người có bệnh tim mạch.

Tác hại có thể gặp khi ăn hến

Gây dị ứng: Hến có thể gây dị ứng đối với những người mẫn cảm với protein trong các loại thủy sản. Vậy nên, những người có cơ thể mẫn cảm nên cân nhắc kĩ trước khi thưởng thức loại thực phẩm này.

Gây ngộ độc: Hến không tự nó tiết ra độc tố nhưng các loại thức ăn của hến, trong đó có một số loại tảo, có chứa chất độc. Các loại chất độc này không thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao, nên ngay cả khi đã nấu kĩ, chúng ta vẫn có nguy cơ bị trúng độc. Cách duy nhất để tránh bị ngộ độc là vệ sinh thật kĩ càng khi sơ chế chuẩn bị cho chế biến. Chúng ta nên ngâm hến một thời gian để hến nhả bớt chất thải ra ngoài, sau đó rửa sạch sẽ.

Hến có thể gây ngộ độcCần ăn hến có điều độ để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: thuathienhue.gov.vn

Nhiễm virus, vi khuẩn: Đôi khi, trong hến có chứa adonovirus, loại virus này làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm ở con người. Adenovirus có thể gây ra các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp như tiêu chảy, phát ban và viêm phổi.

Nguy cơ nhiễm độc kim loại: Theo một nghiên cứu cho biết hến cũng có thể bị nhiễm các chất kim loại nặng từ nước như thủy ngân, catmi và chì, khi con người ăn phải những con hến bị nhiễm độc, con người cũng sẽ bị nhiễm độc kim loại gây ra những tổn thương về hệ thần kinh và thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.

Báo Lao động
Đăng ngày 21/02/2023
D.Nhung
Sức khỏe

Kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản

Để đảm bảo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh là một nhiệm vụ cấp bách. Hiện nay, do một số yếu tố ảnh hưởng nên việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng bừa bãi diễn ra phổ biến. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu các khía cạnh gây hại của chúng nhé!

Sử dụng thực phẩm
• 10:13 25/09/2024

Bảo vệ sức khỏe người dùng: Giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Ngày nay, việc lựa chọn các nguồn thực phẩm an toàn là vấn đề được đặt ra hàng đầu. Các loài thủy sản được nuôi công nghệ để nâng cao sản lượng. Nhưng song song với đó, việc lạm dụng kháng sinh để điều trị bệnh cho vật nuôi lại trở nên phổ biến. Điều này gây ra nhiều nguy hiểm cho người dụng và cả ngành nuôi trồng thủy sản nước ta.

Thủy hải sản
• 11:37 19/07/2024

Công dụng của râu tôm

Cơ thể tôm với nhiều bộ phận quan trọng cấu tạo nên một con tôm hoàn chính. Ở từng bộ phận mang một nhiệm vụ riêng biệt, nhưng chắc hẳn bạn chưa từng để ý đến hai sợi râu dài của chúng có tác dụng gì đúng không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

Tôm thẻ
• 10:35 29/05/2024

Tập hợp ngạnh các loài cá có độc bạn cần để ý

Trong tự nhiên, luôn tồn tại một số loài cá mà ngạnh của chúng chứa nọc độc, gây ra nỗi khiếp sợ cho con người. Sau đây, bài viết sẽ tập hợp ngạnh các loài cá có độc để các bạn để ý, có biện pháp an toàn khi sờ vào nhé!.

Cá có ngạnh độc
• 09:38 24/05/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 04:08 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 04:08 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 04:08 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 04:08 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 04:08 15/11/2024
Some text some message..