Hiện tượng 1.100 ha ngao chết rải rác tại Ninh Bình không phải do dịch bệnh

Từ cuối tháng 11/2016 đến đầu tháng 1/2017, tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình xảy ra hiện tượng ngao chết rải rác trên diện tích 1.100 ha. Qua kiểm tra cho thấy, tỷ lệ ngao chết nhiều tập trung ở khu vực Cồn Nổi, huyện Kim Sơn và những nơi người dân thả giống ngao dày. Đối tượng ngao chết chủ yếu là ngao thịt (có kích cỡ từ 60 - 70con/kg).

hiện tượng ngao chết
Hiện tượng ngao chết được Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc xác định không phải do dịch bệnh. Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN

Trước tình hình trên, Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc đã triển khai đợt quan trắc đột xuất tại vùng nuôi ngao tập trung huyện Kim Sơn, kết quả nguyên nhân khiến ngao chết rải rác không phải do dịch bệnh; không phát hiện thấy mối liên hệ giữa yếu tố môi trường nước nuôi cơ bản, yếu tố độc tố hóa học từ các mẫu phân tích. 

Theo Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc, để có kết quả nhận định chính xác về ảnh hưởng của các yếu tố này địa phương cần tham khảo, phân tích thêm các kết quả phân tích từ các đơn vị chuyên môn khác, đặc biệt là các kết quả phân tích mẫu được thu vào những thời điểm ngay khi ngao nuôi có hiện tượng chết, vì nước biển lên xuống theo thủy triều nên các mẫu thu càng muộn so với thời điểm ngao chết thì các yếu tố bất thường có thể đã bị hòa tan vào nước biển.

Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Bình Vũ Minh Hoàng cho biết, thời gian qua tình hình thời tiết diễn biến phức tạp làm cho các chỉ số môi trường vùng nuôi thường biến động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của đối tượng ngao thương phẩm. Qua kiểm tra cho thấy, ngao lớn chậm, ruột bé, ít thức ăn, ngao yếu, đặc biệt xuất hiện hiện tượng ngao chết rải rác tại vùng nuôi.

Chi cục thủy sản tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Phòng nông nghiệp huyện Kim Sơn cử cán bộ kỹ thuật tích cực bám sát địa bàn, thu mẫu môi trường, phân tích, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu và cảnh báo môi trường vùng nuôi, đưa ra các khuyến cáo cho người dân. Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản Ninh Bình phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các hộ nuôi thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, công tác chăm sóc quản lý diện tích nuôi ngao thương phẩm, thông báo tình hình thời tiết khí hậu, môi trường vùng nuôi tới các hộ nuôi để bà con nắm bắt được và có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời.

Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Bình đề nghị các hộ thu gom xác ngao chết gọn gàng, tăng cường sục bãi nuôi, san ngao đều ra bãi, nuôi ngao với mật độ vừa phải. Nếu mật độ ngao còn quá thấp thì nên dồn gọn ngao lại diện tích nhỏ hơn, diện tích còn lại cải tạo kỹ trước khi thả giống và kiểm tra chất lượng, nguồn giống trước khi thả nuôi.

Trong những năm gần đây, hoạt động nuôi ngao thương phẩm tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn đang có chiều hướng phát triển mạnh. Diện tích nuôi ngao thương phẩm toàn vùng ngày càng được mở rộng. Diện tích nuôi thả ngao thương phẩm toàn vùng là 1.100 ha, được phân chia thành hai khu vực nuôi chính gồm khu vực Cồn Nổi và khu vực phía trong Lạch Nghẽn.

Báo Tin Tức, 26/01/2017
Đăng ngày 27/01/2017
Hải Yến (TTXVN)
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 22:36 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 22:36 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 22:36 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 22:36 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 22:36 15/01/2025
Some text some message..