Hiện tượng nước biển ngày càng ấm tác động lên cá vược như thế nào?

Hiện tượng nhiệt độ nước biển tăng cao do biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng thường xuyên và gay gắt. Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến ngành nuôi trồng thuỷ sản (NTTS)

nuôi lồng trên biển
Nghiên cứu khám phá tác động của hiện tượng nhiệt độ nước biển tăng đối với cá vược. Ảnh etime
Đó là kết luận của một nghiên cứu về những tác động bởi nhiệt độ biến thiên cực đoan đến các phản ứng sinh lý, sự phát triển và sinh sản ở cá nuôi do tổ chức Nuôi trồng Thủy sản Thực nghiệm WG thực hiện.

Trưởng nhóm Andreas Kunzmann nhấn mạnh, tình trạng biến đổi khí hậu đang có những biểu hiện ngày càng rõ rệt tại châu Âu, nhất là Nam Âu. Vì thế, ông cùng các cộng sự rất muốn biết cá nuôi - vốn không thể tự do di chuyển xa hơn về phương Bắc như những đồng loại hoang dã của chúng – sẽ phản ứng thế nào trong môi trường nhiệt độ cao [hơn], và điều này ảnh hưởng thế nào về mặt tài chính đối với người nuôi.

Đối tượng được chọn khảo sát ở đây là loài cá vược Địa Trung Hải. Trong môi trường phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu chúng tiếp xúc với các điều kiện nhiệt độ (được điều chỉnh giảm, tăng chậm, tăng nhanh) và độ mặn khác nhau, để từ đó xác định mức độ sinh trưởng, tình trạng sức khỏe cùng toàn bộ các thông số sinh lý như thành phần máu, enzym, biểu hiện gen,… và so sánh với nhóm đối chứng.
cá vược
Cá tự nhiên có thể di chuyển tới những vùng nước lạnh hơn, nhưng cá nuôi thì không thể. 

Nhóm kết luận cá vược là loài tương đối dễ thích nghi. Mặc dù có rất ít phản ứng tức thì ở cấp độ cơ thể nhưng tác động của sự thay đổi nhiệt độ & độ mặn có thể được nhìn nhận khá rõ ràng ở cấp độ cơ quan (nội tạng) và tế bào. Về lâu dài, điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá thức ăn, tình trạng sinh trưởng, sức khoẻ và sinh sản của cá.
Do đó, người nuôi cần đánh giá lại xem phương thức [nuôi] đang được áp dụng có khả năng thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu hay không. Một khuyến nghị nữa là cần tăng cường tìm kiếm và lựa chọn những địa điểm nuôi mới phù hợp. Ngoài ra, các vi khuẩn có lợi (probiotic) cũng có thể được cân nhắc bổ sung thêm vào thành phần thức ăn để giúp giảm thiểu tác động [đối với cá] trong thời gian ngắn.

Kunzmann dự báo quần thể cá vược hoang dã rất có thể sẽ rời bỏ khu vực cư trú truyền thống và di chuyển xa hơn về phương Bắc nếu nhiệt độ nước biển vẫn tiếp tục tăng. Người nuôi vì thế có lẽ cũng phải di dời cơ sở sản xuất theo chúng. Những hệ nuôi trên đất liền (land-based) có ưu điểm lớn là cho phép người nuôi điều chỉnh và kiểm soát tốt hầu hết mọi thông số môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, độ mặn,… nhưng lại khiến chi phí đội lên rất nhiều. Vì thế, các giải pháp dinh dưỡng nhằm giúp cá nuôi tăng cường khả năng thích nghi nên được xem là hướng tiếp cận tiềm năng và đẩy mạnh phát triển.
The Fish Site
Đăng ngày 14/12/2021
Hải Đăng
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 12:48 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 12:48 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 12:48 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 12:48 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 12:48 18/11/2024
Some text some message..