Hiệu quả bước đầu từ việc đánh bắt thủy sản bằng lồng bẫy cải tiến

Nhằm giúp bà con ngư dân nâng cao hiệu quả khai thác, gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tháng 8 – 2010, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phối hợp với Trường Đại học Nha Trang triển khai thực hiện Đề tài “Nghiên cứu cải tiến lồng bẫy truyền thống tại Ninh Thuận để nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản”.

gioi-thieu-nuoi-long-bay
Kỹ thuật viên Trường Đại học Nha Trang giới thiệu một số tiện ích của các loại lồng bẫy cải tiến với bà con ngư dân.

Qua hơn 1 năm nghiên cứu và thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã chế tạo ra 4 kiểu lồng đánh bắt hải sản phù hợp với đặc điểm ngư trường địa phương, bước đầu mang lại hiệu quả khá cao trong khai thác thủy sản.Để thực hiện đề tài, Sở KH&CN và Trường Đại học Nha Trang đã chọn 6 địa phương ven biển là: Phước Diêm, Phước Dinh, Cà Ná (Thuận Nam); Đông Hải (Tp.Phan Rang – Tháp Chàm); Khánh Hải và Thanh Hải (Ninh Hải) để tiến hành điều tra, khảo sát ngư trường, hiện trạng khai thác lồng bẫy bằng tre truyền thống để chế tạo ra loại lồng bẫy phù hợp. Trung bình mỗi địa điểm được chọn, đơn vị thực hiện dự án đã tiến hành thực hiện 15 ngày khảo sát. Dựa trên kết quả mẫu khảo sát, đơn vị thực hiện dự án đã chế tạo ra 600 chiếc lồng bẫy cải tiến theo các mẫu: Hình trụ tròn, hình hộp chữ nhật, hình bán nguyệt và hình vỹ để đưa vào đánh bắt thử nghiệm. Vật liệu để làm các loại lồng bẫy cải tiến đều sử dụng bằng sắt, kẽm, lưới PE, thiết kế gọn gàng, thao tác đơn giản, bảo đảm được độ bền, độ nặng cần thiết, tính ổn định cao trong quá trình thả lồng dưới nước và dễ bảo quản. Đặc biệt, giá thành của các loại lồng bẫy cải tiến này cũng khá thấp, lại phù hợp với điều kiện ngư trường, điều kiện đánh bắt của bà con địa phương.

Tiến sĩ Trần Đức Phú, Trưởng khoa Khai thác Thủy sản Trường Đại học Nha Trang, Chủ nhiệm đề tài cho biết: “Việc sử dụng các loại lồng bẫy truyền thống bằng tre trước đây kích thước quá lớn, cồng kềnh không giúp bà con ngư dân khai thác tốt nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, với loại lồng dây do Trung Quốc sản xuất như hiện nay khai thác quá mức, không có sự chọn lọc, có thể tận diệt nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng đến môi trường. Vì thế, khi chúng tôi cải tiến, chế tạo ra các loại lồng bẫy mới này bà con địa phương rất đồng tình ủng hộ. Năng suất khai thác cũng vượt trội, đặc biệt ghẹ chiếm trên 78% tổng sản lượng khai thác. Ngoài ra, lồng cải tiến còn đánh bắt được thêm một số loại cá có kinh tế cao như: cá mú, cá hồng…”

Không chỉ có ưu thế về việc khai thác được các loại ghẹ, cá với kích thước lớn, cho giá trị kinh tế cao hơn so với kiểu lồng bẫy truyền thống, các kiểu lồng cải tiến còn sử dụng các loại lưới có độ hở phù hợp còn giúp việc khai thác có chọn lọc, loại bỏ các loại cá nhỏ, không gây hại đến nguồn lợi thủy sản và việc đặt bẫy cũng rất dễ dàng. Ông Diệp Nghĩa Hùng, ngư dân ở xã Thanh Hải (Ninh Hải) được hỗ trợ 200 chiếc lồng bẫy để khai thác thử nghiệm cho biết: “Trước đây, chúng tôi chỉ dùng lồng bẫy hình trụ tròn và hình chữ nhật bằng tre, khi thả xuống nước phải mất thời gian khá lâu lồng mới chìm. Đặc biệt, mỗi lần có gió, lồng bẫy bị cuốn, chao đảo, cá, ghẹ sợ không dám vào, vừa lại mất thời gian, còn với lồng cải tiến này, chỉ cần vài phút là có thể đặt được bẫy, sau khi khai thác có thể xếp gọn gàng, dễ bảo quản\".

Qua kết quả đánh bắt thử nghiệm từ 600 chiếc lồng cải tiến tại ngư trường Đông Hải, Thanh Hải và Phước Diêm cho thấy, sản lượng khai thác các loại hải sản như: Ghẹ xanh, ghẹ 3 chấm, ghẹ thập ác, mực, cá sòng, cá mú, cá chình,… bước đầu cho kết quả khá cao. Sản lượng đánh bắt bằng các loại lồng bẫy cải tiến tăng 2,5 lần so với loại lồng bẫy truyền thống. Ông Võ Hòa, ngư dân có nhiều năm trong nghề đánh bắt bằng lồng bẫy ở phường Đông Hải, Tp.Phan Rang – Tháp Chàm cho biết: “Trước đây sử dụng lồng tre, cao tay chỉ bắt được 3 kg ghẹ/ngày, còn giờ thì có thể bẫy đến 5 kg/ngày, nhờ đó đời sống của gia đình cũng được cải thiện”.

Từ kết quả mang lại của đề tài, bà con ngư dân các làng biển trong tỉnh mong muốn Sở KH&CN cần sản xuất, nhân rộng các loại lồng bẫy cải tiến trên để bà con thay thế các loại lồng bẫy truyền thống, giúp bà con ngư dân nâng cao hiệu quả khai thác và đặc biệt hạn chế tối đa việc sử dụng lồng dây của Trung Quốc khai thác, để bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường biển.

Theo Báo Ninh Thuận
Đăng ngày 30/08/2012
Nuôi trồng

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 10:38 11/11/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm giống
• 10:09 11/11/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng hướng đi phát triển bền vững nghề nuôi cá

Ngày 08.11, tại huyện Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè trên hồ chứa thủy lợi hoặc đập dâng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 100 m3 lồng nuôi.

Nuôi cá lồng
• 09:29 11/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 07:59 13/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 07:59 13/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 07:59 13/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 07:59 13/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 07:59 13/11/2024
Some text some message..